CHIA SẺ

Vào thời nhà Thanh, những năm Đạo Quang, Trung Quốc gặp họa xâm lăng, Hư Vân hòa thượng khi ấy có cha là Tiêu Ngọc Đường, làm quan tại Tuyền Châu. Tiêu lão gia cùng vợ là Nhan Thị đều là người theo tín ngưỡng Phật giáo, tiếc là Tiêu phu nhân dù đã qua 40 tuổi, nhưng vẫn chưa sinh con.

Một ngày nọ, hai vợ chồng đến thăm Khai Nguyên tự để thắp nhang cầu Phật. Sau khi về nhà, hai người đều nằm mộng thấy cùng một giấc mơ. Trong mộng, họ thấy một ông lão râu dài, khoác áo bào xanh, cưỡi hổ tiến nhập vào bụng Tiêu phu nhân.

Sau đó không lâu, bà thọ thai, đúng 10 tháng sau toàn gia háo hức mong chờ hài tử ra đời, Tiêu gia có người nối dõi. Kết quả là Tiêu phu nhân hạ sinh một hình hài trông như tảng thịt lớn. Thể lực sau khi sinh suy yếu, lại tuổi đã cao, vừa trông thấy hình hài con trẻ, bà quá đỗi kinh hãi, không chịu đựng nỗi mà qua đời.

Tình cờ khi ấy, một ông lão râu trắng làm nghề bán thuốc đi ngang qua, tự nguyện vào hỗ trợ gia đình, dùng dao xé bào thịt này, bên trong là một bé trai trắng trẻo mập mạp. Cả gia đình đang đau buồn vì mất Tiêu phu nhân nhưng vì nhìn thấy được đứa con trai, nên trong lòng cũng lấy làm an ủi. Đứa trẻ sau này được mẹ kế nuôi nấng.

Đứa trẻ này so với các trẻ khác thì không có gì khác biệt, chỉ duy có một điểm là cậu rất thích theo người nhà đến chùa miếu để cúng bái. Khi được 13 tuổi, cậu đến thăm một tự viện tại quê nhà là Hồ Nam, được nhìn thấy tượng Phật và nghe thấy thanh âm của Phật, trong lòng rất vui sướng, tuy nhỏ tuổi nhưng đã muốn xuất gia quy y cửa Phật.

Năm lên 17 tuổi, Hư Vân nhiều lần lén trốn khỏi nhà để lên núi, lần nào cũng bị người nhà tìm về. Mới từng tuổi đầu, đã bỏ nhà đi 2~3 lần, điều này khiến ông Tiêu thực sự lo lắng. Để khiến cậu bé từ bỏ ý niệm xuất gia trong đầu, Tiêu lão tiên sinh cho cậu lấy hai người vợ trẻ đều có dung mạo xinh đẹp. Nhưng Hư Vân vẫn một lòng hướng Phật, lúc rảnh rỗi liền cùng hai vị thê tử thuyết Pháp, lâu dần tình cảm luyến ái nam nữ trở thành tình bạn thanh tịnh.

Năm Hàm Phong thứ 8, Đại sư Hư Vân khi ấy 19 tuổi, ông biết là cơ hội đã đến, quyết tâm đến Dũng Tuyền tự ở núi Phúc Châu để xuất gia, theo học pháp sư Diệu Liên. Do người nhà truy đuổi rất gắt gao, ông bèn mang theo ít đồ, vào động sâu trong núi rừng để trốn, không sợ hổ báo, đói thì ăn quả dại, khát thì uống nước suối, ngày ngày tại sơn động chuyên tâm niệm tụng kinh Phật và khổ tu.

Ba năm sau, ông nghe tin phụ thân cáo lão hồi hương, không bao lâu sau thì qua đời, Vương phu nhân và hai thê tử cũng xuất gia làm ni cô. Từ đó, Hư Vân có thể yên tâm tu trí, ông xuống núi thọ giáo và được cao tăng chỉ bảo, tham gia ngồi thiền nghe “Pháp Hoa kinh”, sau đó vượt biển đến Phổ Đà sơn cầu Pháp.

Thời gian trôi qua, Đại sư Hư Vân đã tu luyện được hơn 20 năm. Do từ khi chào đời chưa một lần được gặp mẫu thân, nên ông quyết định bái sơn để báo ân, nguyện ba bước quỳ lạy, tức tam bộ nhất bái, cho đến Ngũ Thái sơn. Trên đường bái sơn, trải qua không ít gian khổ. Lúc qua Hoàng Hà thì trời nổi gió tuyết, tưởng như chết cóng, nhưng do tấm lòng hiếu thảo động lòng trời, ông được một người tên là Văn Cát cứu sống. Sau này Hư Vân còn bị đau bụng không dứt, gần như mê man bất tỉnh, Văn Cát lại một lần nữa cứu mạng ông. Ông tin Văn Cát chính là hiện thân của Bồ Tát Văn Thù. Sau ba năm, hành trình bái sơn hoàn thành, tâm nguyện báo ân được trọn vẹn.

Sau đó, ông tiếp tục chu du hàng vạn lý, tìm đến danh sơn cổ tự, mong gặp được cao tăng để thọ giáo. Rong ruổi thế nào lại đến được Tây Tạng, rồi vào Ấn Độ. Rồi lại ngang qua Buhtan đến Tích Lan, đi khắp nơi hồng Pháp cứu độ thế nhân. Đến năm 56 tuổi thì ở tại Ngọc Phật tự ở Giang Tô, ông liền ngồi thiền tĩnh tọa, một hòa thượng chạy vào thiền thất bất ngờ ngã đương lúc nước sôi, bắn tung tóe vào tay Đại sư, chiếc bát rơi xuống đất “xoảng” một tiếng và bể nát. Đại sư Hư Vân khi ấy đột nhiên như hiểu ra một vấn đề mà ông băn khoăn bấy lâu, như tỉnh dậy sau một giấc mộng khai ngộ, rồi viết mấy câu kệ:

Bôi tử phác lạc địa hưởng thanh minh lịch lịch
Hư không phấn toái dã cuồng tâm đương hạ tức

Hựu kệ:

Năng trứ thủ, đả toái bôi gia phá nhân vong ngữ nan khai
Xuân đáo hoa hương xử xử tú sơn hà đại địa thị như lai

Tạm dịch:

“Chiếc bát rơi xuống đất tiếng vang trong và réo rắc,
Mọi hư ảo bỗng tiêu tan giống như những cuồng tâm lập tức hóa thành không,

Có câu kệ rằng:

Tay bỏng làm rớt chén, nhà tan cửa nát khó mở lời,
Xuân đến hương hoa thơm ngát khắp núi sông, thị như lai”.

Sau đó, Đại sư lại đến Nam Dương để thuyết Pháp, qua Mã Lục Giáp, Kulalumpua, đến Đài Loan, tín đồ thọ giới quy y nhiều đến mức dùng số nghìn mà tính đếm, số tiền lớn quyên góp được không mảy may giữ lại, đều dùng hết cho việc tu kiến đạo tràng, chưa bao giờ thay đổi thái độ sinh hoạt của chính mình.

Năm 1942, Trung Quốc xảy ra cuộc kháng chiến chống Nhật, Trung Hoa Dân Quốc ra đời được 31 năm, lúc đó Hư Vân hòa thượng được 103 tuổi, tình hình chính trị quốc gia đang bước vào giai đoạn khó khăn, việc Nhật Bản xâm lược Trung Hoa đương lúc nghiêm trọng nhất, chính phủ của Quốc Dân Đảng dời đến Trùng Khánh. Chủ tịch Quốc Dân Đảng lúc đó là Lâm Tử Siêu, cùng với viên chức các bộ ngành, một mặt bàn việc quân sự, mặt khác tìm cách trấn an nhân dân, đồng thời phái hai vị cư sĩ là Khuất Ánh Quang, Trương Tử Liêm đến Vân Cư sơn, nơi hòa thượng Hư Vân đang cư ngụ, chính phủ Quốc Dân Đảng hoan nghênh Hư lão đến Trùng Khánh tổ chức Pháp hội giải tai ương.

Vào ngày 6/11, Hư lão lên đường đến Trùng Khánh gặp Lâm Chủ tịch cùng trưởng ban cố vấn là Đới Quý Đào cùng thảo luận, Từ Vân và Hoa Nghiêm tự sẽ thay nhau tổ chức pháp hội. Vào tháng 1 năm Dân Quốc thứ 32, tức năm 1943, tại Pháp hội tiêu tai, các bậc thượng tu làm nghi thức sám hối, đến ngày 26 mới kết thúc. Lâm Tử Siêu, Tưởng Giới Thạch, Đới Quý Đào, Hà Đẳng Sâm cùng tổ chức tiệc tiễn Đại sư Hư Vân. Nhân bữa tiệc này mà các bên thảo luận đặc biệt cặn kẽ về thuyết duy tâm duy vật, cùng vấn đề về Thiên Chúa và Thần.

Mùa xuân năm 1951, Hư Vân Đại sư trụ trì Vân Môn tự, dự định giảng truyền giới nhân dịp xuân, hay tin người đến cầu pháp rất đông. Khi đó, Đảng Cộng Sản đang triển khai phong trào “trấn áp phản cách mạng”. Vài vị tín đồ không biết ở huyện nào đó của Hồ Nam cũng đến thụ giới thính pháp, cục công an Hồ Nam truy tìm tới Vân Môn tự, để truy bắt và đánh trói các vị kia bị quy là tín đồ Phật giáo phản cách mạng. Do Hư Vân đại sư đức cao vọng trọng, thu hút rất nhiều chúng tín khắp nơi đến để nghe pháp thụ giới, nên ông bị chính phủ vốn tôn thờ vô thần luận xem như một kẻ phản động, chuyên kích động khiêu chiến. Ngay từ đầu đã viện cớ để diệt trừ cho mau, do đó cơ quan địa phương phụng mệnh cho rằng Vân Môn tự có tàng trữ vũ khí và đài phát tin.

Ngày 24/2, chính quyền phái đến hàng trăm người bao vây chùa. Để tìm cho ra vũ khí và đài phát tin, họ lục soát bất kì gian phòng nào của chùa nhưng không tìm thấy được gì. Ngay lập tức, trong và ngoài nước lan truyền “Biến cố Vân Môn” bắt đầu. Mãi cho đến ngày 23/5, sau khi sự kiện đàn áp phản cách mạng đang lan rộng tuyên bố dẹp loạn. Trong biến cố Vân Môn đã trải qua 3 tháng và giam cầm ít nhất 26 tăng nhân.

Trong biến cố này, vì để đả kích tín đồ Phật giáo trên toàn quốc, chính phủ đã dùng đến các thủ đoạn bạo lực với tăng nhân Vân Môn tự, đây chính là chiêu “giết gà dọa khỉ”, dùng để củng thuyết vô thần luận. Do vậy, Hư lão cùng toàn bộ tăng nhân trong chùa trở thành phần tử “Phản cách mạng” trong mắt chính quyền. Hư Vân lão hòa thượng khi ấy đã 112 tuổi vẫn bị đối xử bằng những thủ đoạn tàn khốc, ông bị đánh gãy xương sườn, khiến toàn thân bị tàn phá nghiêm trọng. Đồng thời, toàn bộ tăng nhân hơn trăm người bị giam cầm trong thiền đường hơn 18 ngày, ăn ngủ tại chỗ, đại tiểu tiện cũng có quân cảnh giám sát. Phật địa thanh tĩnh bỗng chốc hóa thành nhà giam.

Qua nhiều ngày không ăn không uống, Hư Vân lão sư đột nhiên tỉnh dậy, ông nhờ người lấy giấy bút, ghi lại khoảng thời gian ông đến được Thiên thượng, vào Đâu Suất cung, ông nói: “Ta vừa mới mộng thấy mình đến bên trong viện, trang nghiêm mỹ lệ, khung cảnh thần tiên, được gặp Phật Di Lặc đang ngồi thuyết pháp, rất đông người nghe, khoảng hơn 10 người, như Giang Tây Hải Hội tự Chí Thiện hòa thượng, Thiên Thai Tông Dung Kính Pháp sư, Kỳ sơn Hằng Chí Công, Bách Tuế cung Bảo Ngộ hòa thượng, Bảo Hoa sơn Thánh Tâm hòa thượng, Độc Thể luật sư, Kim sơn Quan Tâm hòa thượng, cùng Tử Bách tôn giả, hết thảy đều rất quen thuộc, ta ngồi vào chỗ trống thứ 3, tôn giả A Nan ra vẻ đăm chiêu, ngồi gần ta, cùng nghe Di Lặc thuyết giảng, ‘Duy tâm thức định’, đoạn giảng chưa xong, ngài quay sang bảo ta: ‘Ngươi phải trở lại’; ta bảo: ‘Đệ tử nghiệp chướng sâu nặng, không muốn trở lại’, Phật Di Lặc nói: ‘Ngươi nghiệp duyên chưa xong, phải trở lại, rồi mới quay về’, nay viết thành câu kệ”.

Nhưng sau khi trải qua sự kiện Vân Môn, thân thể Đại sư Hư Vân thường không tốt lắm, ông nói: “Người ta là 3 ngày sống thì có 2 ngày bệnh, còn ta 3 ngày sống thì có đến 6 ngày bệnh”. Lão hòa thượng ngày đêm không thể nào yên giấc, nhưng hết thảy đều thuận theo tự nhiên, cũng chẳng hề cho là khổ.

Khoảng vào năm 1957, vào một ngày hè, giữa tháng 6, tháng 7 âm lịch, Hư Vân Đại sư đột nhiên đề xuất muốn đi ra phía sau núi Ngũ Lão Phong xem địa hình. Lúc đó là một ngày rất nóng, chúng đồ đệ cảm thấy Đại sư đã lớn tuổi rồi, nếu phơi nắng dưới ánh mặt trời thì e không chịu nổi, ai nấy đều có đôi chút lo lắng, nghĩ thầm đây cũng không phải là chuyện gì gấp rút, đợi ngày trời mát mẻ một chút không được sao. Thế nhưng lại không dám nói, không có cách nào nên đành phải vâng theo lời.

Họ làm một cái cán trượt đơn giản, định là thay phiên nhau khiêng thầy lên núi. Nào ai biết được, vừa mới ra khỏi cổng, một đàn quạ đen liền bay đến, đông nghịt chừng nữa mẫu đất, hơn nữa bay cũng không cao lắm, cách đỉnh đầu có mấy thước. Quạ vỗ cánh phành phạch, khiến nhóm người cảm thấy mát mẻ. Ngũ Lão Phong cao như vậy, mấy đồ đệ khiêng thầy lên mà không một chút mệt. Đến đỉnh núi rồi thì những con quạ liền giải tán, quây quanh lão hòa thượng. Một lát sau, Hư Vân Đại sư xuống núi, những con quạ kia lại theo cách cũ mà hộ tống ông xuống núi.

Khi Hư Vân Đại sư ở trên núi, giống như xế chiều mỗi ngày giảng khai thị. Lúc đó, một hòa thượng ra sườn núi làm việc chưa có trở về. Thiền đường phát một tiếng nổ, những người xuất gia vội chạy lại xem. Kỳ lạ là, loài chim gì (như) quạ đen khắp núi cũng bay đến thiền đường, lại là đen nghịt đứng đầy trên mặt đất. Người đến cũng không sợ, chỉ khi có người chạm vào mới chịu nhường đường. Loài vật dù nhỏ bé này cũng tới nghe lão hòa thượng khai thị, đợi khai thị chấm dứt, thì mới đập cánh bay tản đi.

Lúc Hư vân Đại sư 115 tuổi, vì bất mãn trước sự đàn áp tín ngưỡng nhân dân của chính quyền đương thời, nên không tiếp nhận lời mời của chính phủ, cự tuyệt đảm nhiệm chức Hội trưởng Hội Phật giáo, vĩnh viễn ở tại Giang Tây, Vân Cổ tự cùng các đồ đệ tu hành.

Hư Vân Đại sư khi về già thường hay mắc bệnh vặt, chủ yếu là những vết thương cũ ở “sự kiện Vân Môn” tái phát. Đôi lúc đau đến vô cùng, ông đành nằm trên ghế rên rỉ. Kỳ lạ là, chỉ cần có người đến tìm, ông sẽ để chân xếp bằng mà ngồi nói chuyện cùng người ta, thậm chí nói chuyện đến mấy tiếng đồng hồ. Chúng đồ đệ nếu ám chỉ người khách kết thúc sớm một chút, để ông nghỉ ngơi, sẽ thấy Hư Vân Đại sư không vui. Đợi khách đi rồi, đồ đệ hỏi ông: “Không phải vừa nãy thầy còn đau không chịu nổi sao, sao một hồi lại không đau nữa?” Hư Vân Đại sư nói: “Đây là nghiệp chướng thôi, vì chẳng ai có thể quản được ta, ta muốn đứng dậy là đứng dậy, không muốn đứng thì không đứng dậy”.

Năm 1959, Hư Vân Đại sư 120 tuổi. Đệ tử trong ngoài nước muốn tổ chức mừng thọ Đại sư, nhưng đại sư ngăn cản, bởi trong tâm ông vẫn đang thấp thỏm việc hồ Minh Nguyệt của Vân Cư tự còn chưa xây xong, tháp Hải Hội mới xây được một nữa. Lúc này, Đại sư lại mắc bệnh mãn tính, tiêu hóa không tốt, sớm tối chỉ có thể ăn một chén cháo. Đại sư cho tín đồ biết, chùa Chân Như xây xong thì không cần quyên góp nữa. Tháng 4, Đại sư chụp hình trong chuồng trâu mà ông đã từng ở, lại chọn ra một tấm ưng ý nhất rửa thêm gửi cho những tín đồ và thân hữu có đóng góp công đức.

Tháng 8, trước cửa phòng của lão hòa thượng có dán tờ giấy “Hôm nay không tiếp khách“.

Tháng 10, bệnh dần dần nặng, lúc thở gấp lúc ho, mặc dù đã tiến nhập vào trạng thái hôn mê, nhưng vẫn cứ muốn tự mình xử lý chuyện của mình.

Tháng 12, mọi người thấy tình huống không tốt, đều chạy đến vấn an lão hòa thượng. Lão hòa thượng rất bình tĩnh nói: “Cho tới bây giờ các ngươi vẫn còn làm chuyện thế tục, hãy nhanh đến đại điện niệm Phật cho ta!

Đệ tử phương trượng trong chùa thỉnh Hư Vân Đại sư khai thị, lão hòa thượng chậm rãi nói: “Cần tu giới định tuệ, dập tắt tham sân si“. Ngừng một chút còn nói: “Chính niệm chính tâm, dưỡng xuất tinh thần không sợ sệt, độ nhân độ thế. Các ngươi vất vả rồi, hãy ngh sớm đi!”. Câu “dưỡng xuất tinh thần không sợ hãi” này, rõ ràng muốn nói rằng tinh thần Phật Pháp không cúi đầu trước tà ác!

Ngày 13/10, lão hòa thượng đả tọa, hai gò má ửng đỏ. Đại sư hợp chưởng cùng mọi người bảo họ giữ gìn sức khỏe, rồi tạ thế lúc 120 tuổi, đồ đệ an táng tại Hải Hội tự ở núi Vân Cư.

Hư Vân Đại sư phẩm hạnh đoan chính, Phật pháp cao siêu, chính là Đại đức Phật môn! So với Triệu Phác Sơ cùng thời đại, thực sự cách biệt như trời với đất.