CHIA SẺ

I.1. PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ

Như chúng ta đã biết, Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ I, II sau Công nguyên thông qua sự giao lưu buôn bán của người Ấn với người Việt. Sau đó là người Trung Hoa tới người Việt. Về đại thể có thể nói rằng sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam cơ bản là hai con đường: đường thuỷ và đường bộ.

Có thể nói rằng, sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam là một quá trình tương đối liên tục. Phật giáo vào Việt Nam đã nhập vào trung tâm Luy Lâu (Thuận Thành- Bắc Ninh ngày nay) từ đây mà Phật giáo được lan toả đi khắp nơi lân cận. Tuy  nhiên, Phật giáo Việt Nam thời kỳ du nhập này đất nước bị quân đô hộ phương Bắc cai trị do vậy Phật giáo đã cùng nhân dân đấu tranh giành lại độc lập, chống lại tư tưởng bành trướng Đại Hán ở phía Bắc.

Năm 938 Ngô Quyền đã đánh tan quân xâm lược Nam Hán giành lại quyền độc lập dân tộc sau hơn 1000 năm Bắc thuộc. Tuy nhiên ngay ở buổi đầu tự chủ trong sự khủng hoảng phát triển người Việt đã rơi vào loạn cát cứ 12 sứ quân. Phải đến thế ký XI với vương triều Lý, năm 1009 Lý Công Uốn lên ngôi vua, đã ổn định lại tình thế, mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới của lịch sử dân tộc: thời kỳ bảo vệ độc lập, xây dựng và phát triển một quốc gia hùng mạnh để đối trọng sánh vai với nhà nước phong kiến Phương Bắc.

Với một nhà nước trung ương tập quyền được thành lập đòi hỏi cần phải có một hệ tư tưởng chung nhằm đoàn kết dân tộc, khơi dậy những tiềm năng, những truyền thống qúy báu của dân tộc. Khi đó đất nước ta có ba hệ tư tưởng, người Việt đại diện là giai cấp phong kiến Lý Trần đã đề cao Phật giáo và coi đó là “Quốc giáo”. Như một tác nhân đạo Phật đã liên kết dẫn đến sự kết hợp giữa vương quyền với thần quyền là điều không thể tránh khỏi.

Điều đặc biệt trong thời ký Lý Trần này đó là các nhà vua đều là những người tôn sùng Phật giáo và nhìn thấy tinh thần cởi mở, hòa nhập và từ bi của Phật mà đề cao Phật giáo thành quốc giáo. “Quốc giáo” của Phật giáo không phải là tôn giáo độc tôn mà nó hoà chung cùng với các tôn giáo khác. Tính chất “quốc giáo” được thể hiện ở sự lan rộng của Phật giáo trong cộng đồng người Việt và đặc biệt là sự “tham chính” của các thiền sư. Bởi lẽ, chính những người tu sĩ trong Phật giáo này là những người có học, có ý thức về quốc gia, sống gần gũi với quần  chúng và biết được những khổ đau của người dân đang bị một chính sách đô hộ hà khắc bóc lột, họ không phải là những người có ý muốn tranh ngôi vua, không giành quyền binh và địa vị ngoài đời, nên vua tin ở những người tu sĩ Phật giáo,  những người tu sĩ này  không chấp vào thuyết trung quân nên có thể cộng tác với bất cứ ông vua nào có thể đem lại hạnh phúc cho dân, điểm nữa đó là các vua cần sức học của họ nhất là đời Đinh, Lê, các vua đều không phải thuộc giới “trí thứ”. Do vậy mà các vị tu sĩ Phật giáo đã có cống hiến rất lớn và mạnh mẽ cả về văn hoá lẫn chính trị vào thời này.

Có lẽ, cũng chính vì những lý do này mà ngay từ khi lên ngôi, Lý Công Uốn đã có những sắc chỉ cho sự phát triển của Phật Giáo như: làm chùa trong cả nước, độ dân làm sư, sai sứ sang Trung Quốc xin kinh ….
Sau khi rời đô từ Hoa Lư ra định đô ở Thăng Long (nhà Lý đã thoát ra khỏi tính chất nhỏ hẹp của một thủ lĩnh quân sự và đây cũng chính là một bước vươn lên của dân tộc) Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) đã ra lệnh cho nhân dân xây dựng rất nhiều chùa ở đây như: Chùa Hoè Nhai (Hồng Phúc) xây năm 1010, chùa Sùng Khánh (Báo Thiên) cây năm 1056, chùa Diên Hựu (Một Cột) xây năm 1049, chùa Vạn Tuế xây năm 1110… và rất nhiều các chùa khác nữa.
Nếu như thời Lý Trần, Phật giáo trở thành như một quốc giáo thì đến nhà Lê rõ ràng Phật giáo đã nhường địa vị cho Nho giáo. Giới trí thức hướng về đạo Nho như phương châm cứu nước và dựng nước, đưa Nho giáo lên thành quốc giáo. Các tăng sĩ thời này bị sa thải “cấm thiết lê trung nguyên Phật sự” đặc biệt được thể hiện rõ nét nhất là nhà nước phong kiến đã gạt toàn bộ sự ảnh hưởng Phật giáo ra ngoài chính trị, biểu hiện rõ nhất đó là luật Hồng Đức thời Lê Thánh Tông được ban hành rất nổi tiếng, tuy nhiên trong cả một bộ luật lớn như vậy không hề để lại vết ảnh hưởng nào của Phật giáo. Không những thế Lê Thánh Tông còn tìm tòi mọi biện pháp để gạt bỏ ảnh hưởng của Phật giáo ra mọi hoạt động của xã hội, coi nó như một tệ nạn xã hội cần phải dẹp bỏ. Đến năm niên hiệu Vĩnh Thị (1678) vua Lê Hi Tông thi hành chính sách chống Phật giáo nên đã ra lệnh cho các quan khắp cả nước bất cứ ở đâu tăng ni hoặc già trẻ đều đuổi hết về rừng (Thiên sư Việt Nam – tr. 367).
 
Có thể nói rằng, sự đi xuống của Phật giáo trong thời kỳ này không có nghĩa là sự giảm thiểu số lượng tu viện và tăng sĩ, mà nó vẫn được tiếp tục lớn lên. Như một chiếc rễ, Phật giáo ngày càng ăn sâu thêm trong nếp sống tình cảm và tín ngưỡng của giới đại chúng bình dân. Đặc biệt khi ta xét cho cùng thì Nho giáo dù sao cũng chỉ là một học thuyết chính trị chứ trên thực tế không phải là một tôn giáo mà giai cấp phong kiến vẫn cần tới tôn giáo để lãnh đạo nhân dân. Hơn nữa, Phật giáo không phải là tôn giáo đối lập với lợi ích của giai cấp phong kiến. Vì vậy Phật giáo bị mất ở đây chính là sự đánh mất vai trò lãnh đạo về văn hoá, chính trị mà thôi. “Phật giáo” đặc biệt là Tịnh độ tông đã từ lâu có cơ sở trong đông đảo quần chúng nhân dân đã được một số người yêu nước vận dụng để hợp lực lượng quần chúng và mặc dù thất bại trước nhiệm vụ lịch sử song tôn giáo này ít ra cũng không làm kìm hãm chủ nghĩa yêu nước như Nho giáo.
 
Từ thế kỷ XVI trở đi, trải qua cuộc nội chiến Lê – Mạc, rồi cuộc phân tranh Trịnh – Nguyễn xảy ra liên miên khiến cho con người đau khổ triền miên, lúc này Nho giáo không đủ sức làm chỗ dựa tín ngưỡng vào nơi an tâm lập mệnh cho quần chúng nữa. Con người đã tìm đến với Đạo Phật, cho họ thấy cuộc đời là giả tạm, vô thường, là trần ai biển khổ và họ đã thấy ở Đạo Phật niềm an ủi trong tâm hồn. Vì vậy ta thấy trong giới cầm quyền lại cũng tìm về Đạo Phật và giọng chống đối kỳ thị đạo Phật của Nho giáo cũng dịu đi và có cảm tình với Đạo Phật.
 
Cũng trong thời gian này, phái thiền mới của Phật giáo được truyền vào Việt Nam cả Đàng trong và Đàng ngoài, đó là phái Lâm Tế và phái Tào Động, đã khơi dậy nguồn sức sống mới của Phật giáo trong lòng dân tộc.
 
Sang đến triều Nguyễn, trong các đời vua Gia Long, Minh Lệnh, Thiệu Trị, Tự Đức….trong Phật giáo phần nào ít bị kỳ thị, song chủ lực chính trị vẫn nằm trong tay Nho giáo. Tuy vậy, các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã tìm đến với cơ sở Phật giáo. Các chùa chiền trở thành những cơ sở kháng chiến quan trọng, tăng sĩ, các vị tu sĩ không ngần ngại đóng góp phần mình vào công nghiệp cứu nước này. Chính điều này càng khẳng định tinh thần dân tộc của tín đồ Phật giáo đối với nhân dân trong mọi tầng lớp và dần dần đã đưa Phật giáo ngày càng phát triển với nhân dân trong mọi tầng lớp và dần dần đã đưa Phật giáo ngày càng phát triển trong lòng dân tộc và đã dẫn tới phong trào “Chấn hưng Phật giáo” vào những năm nửa đầu của thế kỷ XX này.
 
Sau những năm thăng trầm  của lịch sử dần trôi qua, khi đất nước ta hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước, trong niềm vui chung ấy, năm 1981 Phật giáo của Việt Nam đã tiến hành đại hội Phật giáo lần đầu tiên để thành lập một tổ chức Phật giáo thống nhất “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”. Giáo hội đã đưa ra phương châm hoạt động: “Đạo pháp – dân tộc và chủ nghĩa xã hội” .
 
1.2. SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG PHÁI TÀO ĐỘNG VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM.
 
1.2.1. Sự hình thành tư tưởng phái Tào Động
 
Như đã nói ở trên, đến thế kỷ XVI trở đi đất nước đã xảy ra những cuộc nội chiến triền miên: nội chiến Lê – Mạc, rồi cuộc phân tranh Trịnh – Nguyễn làm cho người dân luôn sống trong cảnh đau thường chết chóc. Hơn nữa xét cho cùng thì Nho giáo cũng chỉ là một học thuyết chính trị chứ trên thực tế chưa phải là một tôn giáo. Cũng chính vì vậy con người tìm đến đạo Phật tìm sự an ủi thanh thản trong tâm hồn. Với một điều kiện như vậy, vào nửa sau thế kỷ XVII có dòng phái Lâm Tế mới được truyền vào nước ta mà chủ yếu là ở Đàng trong với thiền sư Nguyên Thiền là khai tổ. Ở Đàng ngoài, thiền phái Tào Động do thiền sư Thủy Nguyệt hiệu là Thông Giác truyền vào và cũng là khai tổ chùa Hoè Nhai. Ngoài đã từng đến núi Phượng Hoàng ở Hồ Châu (Trung Quốc) học đạo với hoà thượng Nhất Cú Tri Giáo đời thứ 35 dòng Tào Động. Đến năm 1667 Thiền sư trở về Việt Nam hoằng dương tông Tào Động và Ngài cũng chính là tổ sư thứ 36 của dòng Tào Động.
 
Như vậy, Tào Động là do ghép hai chữ âm đầu của hai chữ Động Sơn Lương Giới và Tào Sơn Bản Tịch mà thành. Trong Động Sơn ngữ lục được viết “Phong thái diệu huyền bao trùm thiên hạ nên các bậc thiền thượng các nơi suy tôn gọi là Động Đào Tôn”. Trước tiên tông này được gọi là Động Tào Tông, sau do quan hệ âm vận về mặt ngôn ngữ, nên đổi gọi là Tào Động tông. Pháp Nhãn trong tổng môn thập quy luận đã nêu lên đặc sắc của Tào Động và xếp ngang hàng với Lâm Tế và Quy ngưỡng. Tác phẩm nói trên được viết giữa khoảng năm 940 và 950 Tây lịch. Trong khoảng thời gian gần 30 năm, Pháp Nhãn đi hành cước các nơi được nghe chư phương tri thức nói đến Tào Động cũng như tên Lâm Tế, tên Quy Ngưỡng vậy. Như thế rõ ràng tên Tào Động đã được dùng để gọi tên thiền phái này từ khoảng 910 hoặc 920 Tây lịch.
 
Khi Tào Sơn mất năm 901 Tây lịch, sư huynh là Vân Cư Đạo Ứng mất năm sau và sư đệ là Long Nha Cư Độn mất năm 923 tây lịch. Người ta cũng được biết đến tên Tào Động tông đã được dùng để gọi Thiền phái sau khi Tào Sơn và Vân Cư tịch không lâu, vì lúc ấy Long Nha hãy còn sinh tiền. Nói đến sự truyền bá của phái Tào Động người ta thường nói “Lâm Tế tương quân, Tào Động thổ dân”. Câu ấy có nghĩa là Lâm Tế là thiền phái của hàng tướng quân Mạc Phủ, Tào Động là thiền phái của bình dân. Thiền Tào Động được thâm nhập vào đại đa số dân chúng, nên gọi là thứ dân thiền, là một Thiền phái đi thẳng vào tầng lớp thứ dân và ngày nay đã phát triển rất mạnh mẽ.
 
Thiền Tào Động thâm nhập vào mọi tầng lớp dân chúng, mở bày một lối sống chân thật trong cuộc sống hàng ngày. Như vậy chắc chắc tiền Tào Động không phải là một phương pháp thiền khó được thực hành. Phật giáo nằm vững đường nối trung tạo tách rời hai cực đoan làm tiêu chuẩn cho tất cả đường lối chân thực, xa lìa hai hao hạnh khổ vui và bẻ gãy chấp hữu chấp vô. Đặc biệt thiền Tào Động hành trì nghiêm ngặt vượt lên hai thái cực của nhị biên. Thiền Tào Động là một trong năm thiền phái Trung Quốc kết hợp giữa lý giải và thực hành nhưng đặt nặng về thực hành. Sự hành trì nghiêm mật không cho phép hành giả xao nhãng giải đãi mà phải dốc hết tâm lực và hành trì.
 
Nét đặc sắc của Thiền Tào Động là:
 
1/ Tìm ra một sách sâu sắc rằng tất cả mọi người sinh ra vốn đầy đủ Phật tính và có thể giác ngộ bản lai Phật tính ấy.
2/ Do công phu toạ thiền ánh áng trí  tuệ của Phật tính sẽ chiếu phát.
3/ Hành giải tương ứng giữa thực tiễn và tri thức là một.
4/ Hành trì nghiêm mật là tôn chỉ cụ thể hoá qua sinh hoạt hàng ngày.
Giáo nghĩa căn bản của thiền Tào Động có  thể tóm tắt trong mấy luận điểm sau:
1/ Luôn luôn vững lập trường Phật pháp toàn nhất không sa vào đường lối ti tiêu.
2/ Xả bỏ tư dục ngã chấp, lấy ý chí cầu đạo làm trọng.
3/ Xa lánh không nhận cận cửa quyền, sống cuộc đời chân thật chất phác.
4/ Trọng tín tâm tạo sự an tâm bản chứng giáo dục người ta hiểu một thái độ vô sở đắc, vô sở cầu.
5/ An trụ cảnh thiền “Tu chứng nhất như”, “Ngộ hậu tu hành” là điều được nhấn mạnh.
6/ Bất cứ lúc nào ở đâu truyền thụ thiền pháp chính quyền trực tiếp của Phật tổ.
7/ Lý giải và thực hành đi đôi hỗ trợ nhau không thiên bên nào.
8/ Hành trì đầy đủ và nghiêm mật trong sinh hoạt hàng ngày là chân thật báo ân Phật.
Nói tới phái Tào Động là nói tới nguyên mật trong sinh hoạt hàng ngày là chân thật báo ân Phật.
Nói tới phái Tào Động là nói tới nguyên tắc 5 địa vị (ngũ vị). Giữa thẳng (chính) và nghiêng (thiên). Ý niệm về địa vị giữa thẳng và nghiêng vốn là của Động Sơn. Tào Sơn đã xếp đặt và trình bày lại ý niệm ấy rồi truyền lại cho những thế hệ kế tiếp.
 
Thẳng ở đây tượng trưng cho tuyệt đối còn nghiêng tượng trưng cho tương đối Động Sơn nói rằng: “Có một vật trên thì  chống trời, dưới thì đỡ đất…. đen như sơn luôn chuyển dịch và hoạt động”. Đó là cái thẳng, cái thẳng chính là nền tảng của trời đất và muôn loài. Cái thẳng (cái tuyệt đối) ấy vốn không thể nắm bắt bằng khái niệm, không thể diễn tả bằng ngôn ngữ. Còn cái nghiêng là khi cái thẳng đi vào thế giới hiện tượng, thế giới của sự vật tương đối.
 
Tuy nhiên thẳng và nghiêng không phải là hai vật khác nhau: tương đối là tuyệt với tuyệt đối mà có, tuyệt đối là đối với tương đối mà thành. Cũng như sóng là nước, nước là sóng. Sóng tuy nhiều mà là một, nước tuy một mà là nhiều (thẳng là chân không, nghiêng là diện hữu).
 
Sự liên hệ giữa thẳng và nghiêng làm thành 5 địa vị sau:
1) Cái thẳng đi vào cái nghiêng (chính trung thiên): Vì cái tuyệt đối nằm trong cái tương đối nên có thể hiểu cái tuyệt đối qua cái tương đối. Động Sơn có nói: “trong cái tuyệt đối đã có cái tương đối rồi, nếu không thì hoá ra cái tuyệt đối có trước cái tương đối sao?”
2) Cái nghiêng đi vào cái thẳng (thiên trung chính): Vì cái tương đối chỉ có thể có do nhờ cái tuyệt đối, cho nên trong cái tương đối phải xáp mặt cho được cái tuyệt đối.
3) Cái thẳng trong tự thân của nó (chính trung lai): Đây là cái tuyệt đối trong tư thế tuyệt đối của nó, không được nhận thức qua liên hệ bản thể – hiện tượng. Đây là pháp thân, là chân như.
4) Cái nghiêng trong tự thân của nó (thiên trung chí): Đây là cái tương đối trong tư thế tương đối của nó không được nhận thức qua liên hệ bản thể – hiện tượng Động Sơn ví trường hợp này như là trường hợp hai người đang đấu kiếm với nhau, không bên nào áp đảo được bên nào hoặc là một bông sen nở trong lò lửa không hể bị lửa cháy xém. Người đạt đến vị trí này là người đã xâm nhập thế giới páp thân trở ra tung hoành nơi thế giới hiện tượng.
5) Cái thẳng và cái nghiêng trong cùng một tự tính (kiên trung đáo) tới vị trí này thì sự phân biệt giữa tuyệt đối và tương đói bản thể và hiện tượng không còn nữa.
 
Năm vị trí giữa thẳng và nghiêng cũng được giải thích bằng năm sự liên hệ giữa vua và tôi (ngũ vị quân thần) có vua là vì có bầy tôi, có bầy tôi là vì có vua.
 
1. Vua trông thấy bầy tôi.
2. Bầy tôi hướng về vua
3. Vua (một mình)
4. Bầy tôi (một mình)
5. Vua và bầy tôi (bên nhau)
 
Sau này trong phái Tào Động những chủ trương sau đây dần dần hình thành.
 
1. Chỉ cần ngồi thiền mà không cần chủ đề thiền toạ (chỉ quán đả thiền)
2. Ngồi thiền và đạt đạo là một việc chứ không phải là hai (tu chứng nhất như).
3. Không trông chờ sự chứng đắc (vô sở đắc)
4. Không có đối tượng giác ngộ (vô sở ngộ)
5. Tâm và thân nhất như (tâm thân nhất như)
 
1.2.2. Thiền phái Tào Động ở Việt Nam (Đàng Ngoài)
 
Như chúng ta đã biết vào khoảng thế kỷ XVII, thì Tào Động Tông được truyền vào Việt Nam trong bối cảnh xã hội có những biến chuyển xã hội không thuận lợi (gặp chính sách chống Phật của Lê Hy Tông) – người đầu tiên truyền tông Tào Động vào Việt Nam chính là  thiền sư Thủy Nguyệt, Ngài đã từng được vua Lê sắc phong: “Đại thánh Đông Sơn Tuệ Nhẫn Tứ Giác Quốc Sư”
 
Vị đệ tử được Thủy Nguyệt thiền sư truyền pháp tên là Tông Diễn hiệu Chân Dung. Thiền sư Tông Diễn khi đến với Thủy Nguyệt đã là một vị tăng đã trải qua nhiều năm học rồi. Ông vốn là người Đông Sơn nghe Thủy Nguyệt hành đạo ở gần, ông tới tham vấn và liền được giác ngộ, đồng thời được thiền sư Thủy Nguyệt trao truyền tâm ấn truyền thừa mạng mạch của phái Tào Động. Vì vậy hoà thượng Tông Diễn cũng chính là tổ thứ hai của chùa Hoè Nhai và cũng là vị tổ sư thứ hai của phái Tào Động tại Việt Nam.
 
Năm niên hiệu Vĩnh Trị (1678) vua Lê Hi Tông ra lệnh cho các quan khắp nước bất cứ ở đu tăng ni hoặc già hoặc trẻ đều đuổi hết về rừng. Hoà Thượng Tông Diễn biết được tin này rất đau lòng, tự nghĩ: “Tại sao nhà vua đối với đạo Phật lại cho là vô dụng?” Nếu ở núi rừng du thuyết pháp đá phải gật đầu, giảng kinh được hoa trời rơi loạn cũng chẳng có ích gì cho chúng sinh. Nếu không hoằng dương được chính pháp thì làm sao độ được hàm linh trong bể khổ, thật vậy cổng vào cửa Phật luống trôi qua một đời”. Ngài bèn quyết tâm rời chốn sơn dã về đất kinh thành mong cảnh tỉnh nhà vua cứu vãn Phật pháp trong lúc hoạn nạ. Ngài liền trở về thỉnh thầy để xin phép đến kinh đô và được thiền sư Thông Giác rất ủng hộ.
 
Theo sách Thiền sư Việt Nam, Hoà thượng Tông Diễn đến kinh đô ba tháng không được vào tiếp kiến vua, Ngài bèn suy nghĩ viết một tờ biểu nói rõ việc tu hành, cách thức làm yên nhà lợi nước một cách giành mạch rõ ràng như: Đạo Phật như là hòn ngọc quý soi ráng mười phương, phá dẹp mọi mây mờ u tối. Viết song Ngài để trong cái hộp dán kín cẩn mật, xin cầu quan Đề lĩnh vào triều tâu lên thành thượng một lần nữa rằng: Xin nhà vua chọn lấy một ông qua văn trung thực thanh liêm, tắm gội và trai giới ba ngày sẽ ra nhận ngọc qúy dân lên vua. Vua nghe xong liền phán cho Viện Hàn lâm chọn một người rất tín cận, thành tâm trai giới ba ngày rồi đến chỗ vị tăng quê nhận lấy hòn ngọc dân lên vua. Vị quan văn được đề cử giữ đúng trai giới ba ngày xong liền đến dinh quan Đề lĩnh hỏi vị tăng để nhận ngọc. Sư liền trao cái hộp, dặn dò cẩn thận dâng lên tận tay vua. Vị quan văn bằng hộp ngọc đến trước triều dâng lên vua, khi mở ra xem chỉ là một tờ biểu chứ không có hòn ngọc nào. Vua phán vị quan văn đọc tờ biểu cho vua nghe. Vị quan quỳ đọc xong, vua nghe qua thấy lý lẽ rõ ràng, sự tình đầy đủ, lời văn sáng suốt, ý tứ thâm trầm, bèn ra lệnh quan Đề lĩnh dẫn vị tăng này vào triều. Khi vào triều, vua cho sư nguồi một bên trước mặt vua. Vua hỏi những sách lược trị dân, sư ứng đối sự lý rất dung thông. Khi ấy vua phán: “Đạo Phật là viên ngọc quý, chẳng nhẽ trong nước chúng ta không dùng, tăng ni hay người chuyên làm thiện tại sao lại vứt bỏ đi? Người đem Phật pháp khai hoá dân chúng cũng là phương pháp tốt giúp cho triều đình trị dân”. Vua liền mời sư ở lại chùa Báo Thiện để bàn luận đạo lý.
 
Thượng hoàng nghe tiếng Sư sai Trung sứ đến nói với vua thỉnh sư vào kinh diễn giải kinh pháp. Vua cũng đến dự nghe thấu hiểu đạo lý, vua liền cho sư được quyền ra vào nội dung để tuyên dương chính pháp, đồng thời ra lệnh thu hồi lệnh trước, để tăng ni tự ý trở về chùa mình ở đâu tùy duyên giáo hoá. Vua Lê Hy Tông đã thấm nhuần đạo lý, thành tâm sám hối lỗi trước của mình, nên tạc hình vua quì mọp xuống để tương trên lưng, để tỏ lòng thành sám hối. Tượng này hiện còn thờ ở chùa Hoè Nhai (Hồng Phúc). Đã giải được ách nạn của tăng ni (Phật pháp) và giáo hoá được vua chúa trong triều, sư nghĩ đến việc xin vua về núi thăm thầy. Vua bằng lòng liền ban áo gấm cho hoà thượng ở núi để an úy. Tặng tiền bạc để sư làm lộ phí, hẹn thời gian ngắn để gặp lại.
 
Với sự tích ấy, Vũ Quốc Bằng trong bài giới thiệu về chùa Hoè Nhai có bài thơ như sau:
Cảnh chùa Hồng Phúc tại Thăng Long
Nguồn nước Tào Khê chảy thuận dòng
Biển ngọc chỉ ra đường đạo lý.
Lời vàng dẫn dụ khách mê mông.
Báo Thiên, Khán Lĩnh dù thay đổi.
Thiền uyển tăng già vẫn sáng trong
Năm lá một hoa đời nảy nở
 
Đạo mầu vang dội khắp non sông TÔNG TÀO ĐỘNG TRUYỀN SANG MIỀN BẮC VIỆT NAM
(ĐÀNG NGOÀI)
Đời 35: Thiền sư Nhất Cú tri giáo (người Trung Quốc)
Đời 36: Thiền sư Thủy Nguyệt pháp húy Thông Giác Đạo Nam.
Đời 37: Thiền sư Chân Dung pháp húy Tông Diễn.
Đời 38: Thiền sư Tĩnh Giác pháp húy Từ Sơn Hành Nhất.
Đời 39: Thiền sư Bản Lai Thiện Thuận Pháp húy Tỉnh Chúc Đạo Chu.
Đời 40: Thiền sư Viên Thông Lại Nguyên pháp húy Hải Điện Mật Đa.
Thiền sư Tự Đại Pháp húy Hải Hoằng Tịnh Đức.
Thiền sư thanh Từ Pháp húy Khoan Nhân Phổ Tế.
Đời 41: Thiền sư Đạo Nguyên Thanh Lãng pháp húy Khoan Dục Phổ Chiếu.
Thiền sư Thiện Căn pháp húy Khoan Giáo Như Hoà.
Thiền sư Thanh Quang pháp húy Khoan Thông Chính trị.
Thiền sư Thanh Nguyên pháp húy Giác Bản Minh Nam.
Đời 42: Thiền sư Thanh Đàm pháp húy Giác Đạo Tâm Minh Chính Hoằng Quang.
Đời 43: Thiền Sư Lục Hoà pháp húy Giác Lâm Minh Liễu.
Đời 44: Thiền sư Thanh Như Chiếu pháp húy Đạo Minh Quang Lịch Minh Đạt
Đời 45: Thiền sư Hồng Phúc pháp húy Quang Lư Thích Đường hiệu Như Như.
Đời 46: Thiền sư Hoà Thái pháp húy Chính Bỉnh Thích Bình Minh Vô Tướng.
Đời 47: Thiền sư Tâm Nghĩa Tính Nhân từ.
Những sư trụ trì các chùa Hoè Nhai, Hàm Long,Trấn Quốc ở Hà Nội hiện nay đều thuộc Tông Tào Động.

 
http://traitimtubi.com/index.php/vi/news/Theo-Dong-Lich-Su/Vai-net-ve-Thien-phai-Tao-Dong-trong-lich-su-Phat-giao-Viet-Nam-2164/#.WLKz-B-g_IU