CHIA SẺ

Thầy Thích Nhất Hạnh được sinh ra với tên húy là Nguyễn Xuân Bảo ở Thừa Thiên (miền trung Việt Nam) vào năm 1926. Vào năm 16 tuổi ông xuất gia ở chùa Từ Hiếu gần Huế, nơi ông thọ giáo với Thiền sư Thanh Quý Chân Thật. Tốt nghiệp Viện Phật học Bảo Quốc ở miền Trung Việt Nam, Thích Nhất Hạnh tu học thiền theo trường phái Đại thừa của Phật giáo và chính thức trở thành một nhà sư vào năm 1949. Thích Nhất Hạnh bây giờ được công nhận là một thiền sư và là lãnh đạo tinh thần của chùa Từ Hiếu và các tu viện liên quan khác. Ông là tổ của nhánh Từ Hiếu đời thứ 8 của dòng Liễu Quán trong đời thứ 42 của phái thiền Lâm Tế Dhyana. Vào ngày 1 tháng 5 năm 1966 tại chùa Từ Hiếu, Thiền sư Chân Thật trao ấn khả cho Thích Nhất Hạnh để từ đây ông trở thành một thiền sư. Ngài đã phối hợp kiến thức của ông về nhiều trường phái thiền khác nhau cùng với các phương pháp từ truyền thống Phật giáo Thượng tọa bộ, những nhận thức sâu sắc từ truyền thống Phật Giáo Đại thừa, và vài phát kiến của ngành tâm lý học đương đại phương Tây để tạo thành cách tiếp cận hiện đại của ông đối với thiền. Ngài đã trở thành một người có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của Phật giáo phương Tây.

Những câu nói của Thiền sư có tác dụng truyền cảm hứng cho người khác:

– “Không ai có thể trao cho ta tự do. Ta phải tự mình nuôi dưỡng nó. Đó là một công việc hàng ngày”.

– “Con người luôn gặp khó khăn trong việc buông bỏ đau khổ. Với nỗi sợ hãi về những điều bất định, họ chọn chịu đau khổ trong những thứ quen thuộc”.

– “Giác ngộ luôn luôn hiện hữu. Sự giác ngộ nhỏ bé sẽ mang tới giác ngộ lớn lao. Nếu bạn hít thở và nhận ra rằng mình vẫn đang sống, đó là lúc bạn chạm tay vào điều kỳ diệu của việc được sống. Đó cũng là một loại giác ngộ”.

– “Con người đau khổ vì họ bị mắc kẹt trong quan điểm. Chỉ khi nào chúng ta giải phóng được những quan điểm đó, chúng ta mới tự do và không còn đau khổ”.

– “Cuộc sống chỉ hiện hữu ở thực tại. Đó là lý do mà chúng ta nên đi theo cách mà mỗi bước đều mang ta đến thực tại”.

– “Hãy sống khoan thai, từ tốn như những lời Thiền sư chia sẻ, cuộc sống của bạn sẽ trở nên có ý nghĩa hơn”.

Pháp âm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Nói tới Phật pháp chúng ta có tới 84000 pháp môn. Nguyên nhân là do tâm tánh chúng sanh không đồng nhau, cách suy nghĩ, cách hiểu khác nhau nên Phật phải dùng vô số phương tiện để độ thoát chúng sanh qua bên kia giải thoát. Trong những pháp môn tu đó, Thiền tông đóng một vai trò cực kì quan trọng. Người mà chúng ta phải nhắc đến bên thiền là Thiền Sư Thích Nhất Hạnh.

Ông là tổ của nhánh Từ Hiếu đời thứ 8 của dòng Liễu Quán trong đời thứ 42 của phái thiền Lâm Tế Dhyana (Lin Chi Chan, hay Rinzai Zen trong tiếng Nhật). Vào ngày 1 tháng 5 năm 1966 tại chùa Từ Hiếu, Thiền sư Chân Thật trao ấn khả cho Thích Nhất Hạnh để từ đây ông trở thành một thiền sư (thầy dạy về thiền). Thích Nhất Hạnh đã phối hợp kiến thức của ông về nhiều trường phái thiền khác nhau cùng với các phương pháp từ truyền thống Phật giáo Thượng tọa bộ, những nhận thức sâu sắc từ truyền thống Phật Giáo Đại thừa, và vài phát kiến của ngành tâm lý học đương đại phương Tây để tạo thành cách tiếp cận hiện đại của ông đối với thiền. Thích Nhất Hạnh đã trở thành một người có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của Phật giáo phương Tây. Hiện nay Thiền sư đã đi khắp nơi trên thế giới để hoằng pháp như: Thái Lan, Mỹ, Châu Âu và Anh và rất được tán thành. Giới trẻ và giới trí thức rất thích ngài vì phương pháp thiền của ngài dễ học, dễ thực hành và rất có hiệu quả. Bản thân tôi khi tiếp xúc với bạn bè khắp năm châu trên thế giới rất tự hào khi mình là người Việt nam nơi có một vị thiền sư được bạn bè tôi ngưỡng mộ nhắc đến với lòng thành kính sâu sắc.

Pháp nào cũng là con thuyền, là phương tiện đưa chúng ta đến bến bờ giải thoát. Mình có thể dùng pháp này tặng người này, dùng pháp khác tặng người khác tùy theo căn cơ, trình độ của họ. Chỉ cần một người biết hiểu và tin theo Phật thì xã hội sẽ bớt đi một phần tử xấu. Giống Bồ Đề gieo vào tâm họ sẽ có ngày đơm hoa kết trái và thành cây Đại Bồ Đề.

Những Pháp âm nổi tiếng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh:

– Bí quyết an lạc trong cuộc sống

– Không sanh không diệt đừng sợ hãi

– Nuôi dưỡng Tâm Bồ đề

– Phép lạ của sự tỉnh thức

– Trái tim mặt trời

– Tuổi trẻ tình yêu lý tưởng

– Tưới tẩm hạt giống lành

– Từng bước hoa sen nở

– Đi như một dòng sông

Những sách nổi tiếng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh:

– Để cho tương lai

– Nói với tuổi hai mươi

– Am Mây Ngủ

– Cửa Tùng đôi cánh gài

– Kinh A Di Đà giảng giải

– Nẻo về của ý

– Quán Âm Thị Kính

– Truyện hàng ngày

– Tình người

Nguồn: https://phatphapungdung.com/author/thichnhathanh