CHIA SẺ

Trong kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt (Trường Bộ Kinh), đức Phật đã trình bày trách nhiệm và bổn phận tương quan để điều chỉnh các mối liên hệ gần gũi nhất của chúng ta, bao gồm giữa người chủ và người làm công- trong bối cảnh xã hội ngày nay, cũng có thể bao hàm cả chủ lao động và người lao động.

Hòa thượng tiến sĩ Medagama Vajiragnana, viện chủ tu viện Phật giáo ở Luân Đôn, thỉnh thoảng nghĩ rằng Phật giáo không liên quan đến các vấn đề vật chất, chẳng hạn như phát triển kinh tế và kinh doanh kiếm sống hằng ngày của một người nào đó. Tuy nhiên, điều này không phải như vậy. Đối với những người nỗ lực sống đời sống của mình theo giáo pháp, những lời dạy của đức Phật, cũng có thể ứng dụng hoạt động kinh doanh và là một hướng dẫn hữu ích nhất trong việc học cách điều chỉnh chính mình sao cho hợp lý. Thực ra, rất cần thiết nếu không có căng thẳng giữa đời sống tinh thần và đời sống vật chất. Phật giáo nhất định không phản đối sự phát triển kinh tế và tăng trưởng đời sống vật chất của một ai đó. Phật giáo cũng không chống lại sự phát triển kinh tế và nâng cao tiêu chuẩn đời sống vật chất của con người. Nếu nghĩ rằng Phật giáo xem thường hoặc vô cảm đối với thế giới vật chất, thì phạm phải sai lầm lớn. Theo Phật giáo, nghèo khổ không phải là đức hạnh. Ngược lại, đức Phật dạy “nghèo là nguyên nhân của phi đạo đức và tội lỗi như trộm cướp, dối gạt, bạo động, sân hận và hung ác”. Đức Phật đã giải thích rằng “thật vô ích khi một vị vua cố gắng dùng mọi biện pháp hình phạt để đàn áp tội phạm. Thay vào đó, nhà vua cần phải diệt trừ tội phạm bằng cách cải thiện đời sống kinh tế cho dân tộc của mình. Phải cung cấp đầy đủ hạt giống và các dụng cụ nông nghiệp khác cho tá điền và nông dân; nên cung cấp nguồn vốn cho những thương gia và những lái buôn sao cho hợp lý, đồng thời phải trả đủ tiền lương cho những người được tuyển dụng lao động. Như vậy, khi chính phủ hay  vua tạo điều kiện thuận lợi cho dân chúng có thu nhập ổn định trong cuộc sống, thì họ hài lòng, không băn khoăn hay lo sợ cái ăn cái mặc, và đất nước hiển nhiên trở nên hòa bình an vui cũng như đẩy lùi được nạn trộm cướp”.

Tuy nhiên, bằng cách nào để áp dụng giáo lý của đức Phật vào trong thế giới kinh doanh? Những nguyên tắc điều chỉnh quy định kinh doanh trở thành những quy luật chung điều chỉnh tất cả khía cạnh khác trong đời sống chúng ta. Theo Phật giáo, người cư sĩ được đào tạo vâng giữ năm giới cấm. Các giới cấm này không phải là những điều bắt buộc trong quan điểm do đấng toàn năng chế ngự sai khiến, ngược lại, đó là những cách cư xử mà đức Phật đã giới thiệu như một sự hướng dẫn nhằm đem lại đời sống an lạc hạnh phúc cho chính mình và người khác. Hai trong những giới cấm này đặc biệt có liên quan đến vấn đề đạo đức kinh doanh, đó là giới không nên lấy của người khác không cho và không nên nói dối. Không nên lấy của khác khác không cho nghĩa đơn thuần là không được trộm cướp. Nó cũng có nghĩa không đước cầm nắm bất cứ cái gì của ai ngoại trừ người ấy tự ý tự nguyện đưa nó cho mình. Giới này không chỉ bao gồm những thứ vật chất như hàng hóa và tiền bạc, mà còn bao hàm cả những điều như thông tin, phục vụ và thời gian của công nhân. Nó còn có nghĩa không nắm giữ bất cứ điều gì bất thiện, bằng hình thức dối gạt, hoặc bằng cách trục lợi bất chính. Do đó, thật sai lầm khi cố gắng lừa đảo hoặc gian lận bất cứ ai có giao dịch kinh doanh với mình. Giới cấm không nói dối cũng có nghĩa không phao truyền tin đồn thất thiệt và ngồi lê đôi mách, không nói bất cứ điều gì trong bất cứ trường hợp nào gây tổn thương cho người khác.Chúng ta phải thường xuyên phấn đấu nói lên sự thật, đùng nói lời dối trá gây ra phiền toái hoặc tạo nên sai lầm. Điều này đặc biệt quan trọng khi đạt được một thỏa thuận trong kinh doanh, hoặc bán sản phẩm, bằng cách không thực hiện báo cáo sai hay giấu diếm sự thật. Nói chung, tất cả các giao dịch của chúng ta với người khác được gói gọn trong lời dạy mà đức Phật đã chỉ bảo Rahula (La Hầu La), con trai của mình, rằng:

“Này Rahula! Mục đích của tấm gương dùng để làm gì?

– Bạch Thế Tôn! Mục đích tấm gương dùng để phản tỉnh.

– Cũng vậy này Rahula, sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành thân nghiệp. Sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành khẩu nghiệp. Sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành ý nghiệp.

– Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, ông nên biết “thân nghiệp này, ta muốn làm, có thể đưa đến hại mình, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ”. Một thân nghiệp như vậy, này Rahula, ông nhất định chớ có làm”. Đức Phật tiếp tục dạy rằng “sự phản tỉnh như vậy phải được thực hiện trước khi, trong khi và sau khi làm bất cứ thân nghiệp nào. Sau đó, Ngài đưa ra những lời dạy tương tự đối với khẩu nghiệp và ý nghiệp:

– Này Rahula, ông phải phản tỉnh lại khi thực hiện mỗi hành động trong lời nói và suy nghĩ. Khi muốn làm điều gì đó, ông phải phản tỉnh nó đưa đến hại mình, hại người hoặc cả hai là hành động sai trái dẫn đến thống khổ và đau buồn. Khi sự phản tỉnh cho ông biết rằng đây là bản chất của hành động suy tư đó, thì chắc chắn ông không nên thực hiện nó. Tuy nhiên, nếu sự phản tỉnh quả quyết cho ông biết không gây hại cho mình và người hoặc cả hai, thì ông nên thực hiện nó” (Kinh Giáo Giới Rahula, Trung Bộ).

Như vậy, những lời dạy trên sẽ trở nên tiêu chuẩn điều chỉnh các quyết định của chúng ta. Nếu những quyết định kinh doanh bị một một quan điểm ích kỉ chiếm hữu hoàn toàn, thì kết cục sẽ đưa đến rủi ro bởi vì hoạt động này là tự phụ, chỉ dựa trên khái niệm: tôi, của tôi hoặc công ty của tôi hay kinh doanh của tôi. Tuy nhiên, chúng ta nên xem sự giàu có như là điều gì đó để chia sẻ với người khác. Chúng ta không nên nghĩ đến hành động phi đạo đức đối với các thành viên trong gia đình mình bằng cách trục lợi bất chính hoặc lợi dụng họ. Vậy, tại sao chúng ta nghĩ rằng mình có thể đối xử bất hợp lý với người khác chỉ bởi vì họ là người xa lạ và không thân thích gì với gia đình mình? Nếu con người có thể nới rộng tình thương để bao dung kẻ khác, không phân biệt giai cấp, màu da, tín ngưỡng, không vỏn vẹn hạn chế trong dân tộc của mình, thì họ sẽ thành thật, sẵn lòng với mọi thứ hơn mà không cần đền đáp, và trải nghiệm toại ý hơn khi làm như vậy. Sự mãn nguyện này không chỉ đơn thuần xuất phát từ mong muốn đạt được hạnh phúc và thành công của chính mình, mà còn mong muốn đem lại an vui hạnh phúc cho người khác. Trong những quyết định xử lý mọi lãnh vực của hoạt động kinh doanh, cho dù đó là sản xuất, tiêu thụ hoặc công nghệ ứng dụng, chúng ta phải biết xem xét hậu quả cho tất cả mọi người chứ không phải chỉ riêng bản thân mình. Điều đó có nghĩa phải tránh xa các hình thức hoạt động gây tổn thương cho nhân loại. Ví dụ, cách đây hơn 2500 năm, đức Phật đã chỉ dạy “thật chẳng có gì khôn khéo khi buôn bán thịt cá, bia rượu, thuốc độc, vũ khí và con người”.

Nói chung, nên biết rằng điều đó có nghĩa chúng ta đừng ham thích lừa dối hay hành động thiếu lương thiện, đừng lợi dụng người khác hoặc môi trường xung quanh bằng cách dối gạt. Đức Phật đã so sánh tình huống này cụ thể qua ví dụ một con ong bay đi hút phấn hoa mà không làm mất vẻ đẹp và hương thơm của hoa. Tương tự, chúng ta cần phải nỗ lực để thiết lập một đời sống vô hại. Người sử dụng lao động không nên ngược đãi nhân viên của mình, và nhân viên công nhân cũng phải thường xuyên hành động trung thực với chủ lao động. Chủ lao động không nên quá đặt nặng vào sự giàu có và tài sản, và phải tạo cơ hội cho nhân viên, công dân của mình tăng trưởng của cải qua các phương thức lương thiện và vô hại. Đức Phật bảo Anatapindika (Cấp Cô Độc) “các giám đốc ngân hàng giàu sang có hạnh phúc gấp bốn lần so với người cư sĩ bình thường. Thứ nhất, hạnh phúc về quyền sở hữu (atthi sukha) tiền bạc một cách công bằng và kiếm tiền chính đáng. Thứ hai, hạnh phúc về tài sản để chia sẻ, tiêu pha tùy nghi với gia đình, bạn bè và những hoạt động xứng đáng (bhoga sukha); điều này ngăn ngừa được việc đầu cơ tích trữ và keo kiệt. Thứ ba, hạnh phúc vì không nợ nần (anana sukha), nghĩa là tâm bình thản luôn xuất hiện vì không nợ tiền bạc gì của ai cả. Thứ tư, hạnh phúc vì không bị khiển trách (anavajja sukha), nhờ đó, thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp không gây tổn hại hoặc xúc phạm người khác” (kinh Giáo Giới Cấp Cô Độc).

Trong kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt (Trường Bộ Kinh), đức Phật đã trình bày trách nhiệm và bổn phận tương quan để điều chỉnh các mối liên hệ gần gũi nhất của chúng ta, bao gồm giữa người chủ và người làm công – trong bối cảnh xã hội ngày nay, cũng có thể bao hàm cả chủ lao động và người lao động. Chủ lao động nên phân chia công việc phù hợp với khả năng trình độ của người lao động, phải trả đầy đủ tiền lương cho họ; cung cấp các nhu cầu thuốc men khi họ bị bệnh, thỉnh thoảng cũng nên trợ cấp cho họ qua hình thức tặng thưởng. Về phần mình, người lao động không nên lười biếng, mà phải trung thực, siêng năng, lễ phép; không nên lừa dối ông chủ của mình, mà phải nghiêm chỉnh trong công việc. Đây là mối quan hệ qua lại với quyền lợi và nghĩa vụ hỗ tương lẫn nhau, chứ không nên bên này tìm cách bóc lột hoặc ngược đãi bên khác và ngược lại. Từ đó, chúng ta có thấy đức Phật nhất định muốn khuyến khích sự phát triển kinh tế bằng cách vận hành kinh doanh thành công, nhưng Ngài cũng nhấn mạnh nếu không kiềm chế tham vọng về đời sống vật chất thì không được hoan nghênh, bởi vì tham vọng như vậy có thể dẫn đến tính ích kỷ, xấu ác, ganh tị và nhiều tình huống bất hạnh khác. Mục đích của sang giàu là tạo điều kiện phát triển tiềm năng tột đỉnh của nhân loại. Sự giàu có chỉ là phương tiện để đạt đến cứu cánh, chứ không phải tiến trình phát triển tâm linh cực độ. Tương tự, việc kinh doanh thành đạt chỉ là phương tiện đưa đến cứu cánh chứ bản thân nó không phải là cứu cánh. Đức Phật chưa bao giờ quy định mức trần thu nhập. Sự giàu có như vậy không được ca ngợi cũng không bị khiển trách, quan trọng là cách thức để kiếm được nó và sử dụng nó. Các tính chất đáng trách là tham lam, tự đại, cố chấp, chiếm hữu, kết bè kết phái. Doanh thu có thể được chấp nhận khi nó được sử dụng vào những mục đích tốt như sự phát triển tinh thần cao hơn và giúp đỡ người khác, nếu không như vậy, nó chỉ là một hoạt động ích kỉ. Đạo đức nên trở thành trung tâm của các quyết định kinh doanh. Nếu chúng ta hoàn toàn dấn thân để gom góp tiền của cho riêng mình, không quan tâm đến những phương cách làm ra tiền của, do đó, xao lãng các vấn đề như đạo đức, tâm linh, tri thức, hạnh phúc, thì đó không phải là khôn khéo. Sự phát triển vật chất nên luôn luôn được đi kèm với tiến bộ tinh thần và đạo đức, nếu không, nó không thể được xem là phát triển thực sự. Mức độ phát triển kinh tế nhất định rất cần cho một xã hội hạnh phúc, an vui, nhưng điều này không phải là cứu cánh, hơn nữa nó là điều căn bản có thể thiết lập sự phát triển tâm linh. Sự bằng lòng là một tính chất rất được đánh giá cao trong Phật giáo. Sự bằng lòng là trạng thái của nội tâm chứ không lệ thuộc vào các hoàn cảnh bên ngoài. Tuy nhiên, nếu để bản thân mình trở nên chìm đắm trong việc theo đuổi lợi nhuận và ham thích vô tận, thì chúng ta giống như một con kiến rơi vào chén mật, mắc kẹt ở đó và chết đuối trong những thú vui mà nó muốn tận hưởng. Con đường đưa đến bằng lòng thực sự liên quan tới việc giảm bớt ham muốn giả tạo đối với cảm giác khoái lạc không ngừng được khuyến khích bằng nhiều cách nuôi dưỡng văn minh hiện đại, trong khi tích cực cổ vũ và ủng hộ tham muốn cho tính chất cuộc sống. Do vậy, chúng ta phải nảy sinh nghi ngờ về vấn đề đạo đức trong việc đẩy mạnh tiêu thụ vô hạn, bán số lượng sản phẩm lớn nhất mà không quan tâm đến có một nhu cầu thực sự đối với chúng hay không, cũng như không quan tâm đến môi trường. Hiện thời, có xu hướng tăng trưởng tột độ trong các hoạt động kinh tế là rất thiển cận. Đây không những là xu hướng sai lầm trong việc tìm kiếm hạnh phúc và sự hoàn mãn, mà còn dẫn đến sự tàn phá quá mức đối với môi trường. Hệ sinh thái mong manh của thế giới này đang bị đe dọa bởi sự theo đuổi thiếu ý thức về ham muốn vật chất và lợi ích của con người. Bây giờ, chúng ta thấy rõ hậu quả của việc tàn phá môi trường và hậu quả toàn cầu nóng lên đang bắt đầu chứng tỏ trong hình thức thời tiết thất thường và tình trạng khí hậu gián đoạn như hạn hán, lũ lụt. Hầu như không có tháng nào mà không có cảnh báo cho chúng ta biết về kỉ lục khí hậu bị phá vỡ ở một số nơi trên toàn thế giới. Do đó, các yếu tố xã hội và môi trường nên luôn luôn được đưa vào nhắc nhở khi một ai đó đang cố gắng tạo ra nguồn lợi. Vậy, lý do cuối cùng để hành động một cách có đạo đức là gì? Đôi lúc, được nhìn nhận rằng người buôn bán thiếu trung thực và kẻ khai thác vô ý thức không bị trừng phạt, con người nói và hành động trong nhiều cách không lành mạnh “cút đi”. Tuy nhiên, điều này tùy thuộc vào chiều dài bối cảnh của chúng ta. Theo Phật giáo, chúng ta tin tưởng rằng nếu một người có hành động lành mạnh, thì kết quả sẽ rất có lợi ích, nhưng nếu một người hành động thiếu lành mạnh, thì kết quả sẽ khổ đau. Đây chính là luật nhân quả mà chúng ta thường gọi là nghiệp (karma). Sớm hay muộn, chúng ta phải kinh qua các hậu quả của nghiệp từ các hành vi ý chí của mình, nhưng có lẽ chúng không thường xuyên được thể nghiệm trong đời sống này-một số bị trì hoãn đến đời sau. Vì thế, trong thời gian dài, quả thực chúng ta sẽ kinh qua những kết quả từ các hành vi của mình. Nếu chúng ta hành động phi đạo đức, thì những hậu quả không lành mạnh xuất hiện không thể tránh được. Sự giàu sang là sai lầm nếu nó được thu hoạch một cách không lương thiện, hoặc chúng ta bị nô lệ bởi nó, hoặc sử dụng nó để tạo nên khổ đau. Một hoạt động kinh tế có lợi ích là phải đem lại hạnh phúc và đóng góp cho sự phát triển nhân loại – việc tích lũy của cải vì lợi ích của chính nó là không thể.

Có lẽ, chúng ta nên kết thúc vấn đề này qua đoạn trích trong kinh Anguttara Nykaya (Tăng Chi Bộ) “ông ta kiếm được tài sản một cách hợp pháp, không tùy tiện, và khi thực hiện như vậy, làm cho ông ta có hạnh phúc và an vui, đồng thời chia sẻ tài sản của mình với người khác, hơn nữa, thể hiện những hoạt động rất đáng ca ngợi khiến ông ta sử dụng tài sản của mình mà không tham muốn và luyến tiếc, không mê đắm, và chú ý đến sự nguy hại, hoặc sống trong lo sợ để bảo vệ tài sản của mình…đây là điều tốt nhất, trọng yếu nhất, cao cả nhất và tối thượng nhất” (Tăng Chi Bộ Kinh, Ch.X, 91).

Pan

Việt dịch: Minh Chánh