CHIA SẺ

Bước vào cửa Phật chuyện đầu tiên phải làm là thọ trì tam quy y. Tam quy y là điều Phật dạy để chúng ta thoát ly lục lục đạo luân hồi, là mục tiêu phương hướng dẫn đến bồ Đề (giác ngộ) niết bàn, mục tiêu phương hướng này được gọi là ‘Tam Bảo’. Tam Bảo gồm có: ‘Giác, Chánh, và Tịnh’. Trong bất cứ lúc nào cũng giữ gìn được cái tâm giác ngộ của mình, luôn luôn giác mà không mê. Chúng ta từ trước đến nay mê mà không giác bây giờ thay đổi ngược lại nên gọi là ‘quay lại’ (hồi quy). Quay ngược lại phải quy y (nương vào) ‘Giác mà không mê’.

Ðức Phật dạy chúng ta từ trong sự hiểu biết (tri kiến), sự suy nghĩ, và cái nhìn sai lầm quay ngược lại, đi theo sự hiểu biết chân chánh (chánh tri chánh kiến). Sự hiểu biết thế nào mới gọi là chánh? Chư Phật Bồ Tát tuyệt đối không nói ‘Tri kiến của ta mới là chánh tri chánh kiến, tri kiến của các vị đều là tri kiến sai lầm’. Không có  Phật Bồ Tát như vậy.

Chư Phật Bồ Tát nói với chúng ta: ‘Tri kiến tương ứng với tự tánh là chánh tri chánh kiến, tri kiến đối nghịch với tự tánh là tà tri tà kiến’. Nói theo cách này thì chúng ta mới đồng ý. Tại vì chúng ta chưa minh tâm kiến tánh, phải thừa nhận cái nhìn và sự suy nghĩ của chúng ta còn sai lầm, cho nên lúc mới bắt đầu học không thể không nương nhờ vào Phật. Nhưng Phật nói rất hay, Phật không dạy chúng ta phải vĩnh viễn nương nhờ Phật, chỉ nương nhờ vào Phật trong vòng một thời gian ngắn,  không dạy chúng ta ỷ lại lâu dài. Phật dạy chúng ta tự mình phải minh tâm kiến tánh, kiến tánh rồi thì không cần ỷ lại Phật nữa. Nhưng lúc chưa kiến tánh chúng ta không nương nhờ vào Phật thì không có phương pháp nào hay hơn nữa.

Minh tâm kiến tánh đâu có dễ vậy sao? Phải đoạn phiền não, phải phá phiền não chướng. Phiền não làm chướng ngại tự tánh của chúng ta, bạn còn phiền não thì tuyệt đối không thể kiến tánh, phải còn học pháp môn. Học pháp môn phải phá sở tri chướng. Sở tri (sự hiểu biết của mình) cũng làm chướng ngại tự tánh. Phá trừ hai thứ chướng ngại này rồi mới minh tâm kiến tánh. Chuyện này nói thì dễ mà làm thì quá khó. Cho nên đức Phật dạy những phàm phu đầy dẫy nghiệp chướng và căn tánh ám độn như chúng ta phải phát nguyện cầu sanh Tịnh Ðộ; phương pháp này tuyệt diệu quá đi thôi! Có thể tạm thời không cần ñoạn kiến tư phiền não mà vãng sanh Tây phương Tịnh Ðộ; cũng không cần tu tập vô lượng pháp môn, chỉ cần có đầy đủ tín, nguyện, và hạnh thìền có thể vãng sanh. Sanh đến Tây phương Cực Lạc thế giới thấy được đức Phật A Di Ðà, tu học theo Phật, rồi mới đoạn phiền não  và học pháp môn, như vậy chúng ta mới có thể được giải thoát.

Do đó thọ trì tam quy, chúng ta phải quy y đức Phật A Di Ðà, quy y kinh điển Tịnh Tông. Kinh điển Tịnh Tông hiện nay chỉ có năm quyển kinh và một quyển luận. Bạn quy y năm kinh một luận thì rất tốt; nếu chê nhiều quá thì chọn một thứ (bất kỳ thứ nào cũng được) trong năm kinh và một luận. Có người sẽ hỏi, một thứ không phải là quá ít hay sao? Chúng ta thấy trong ‘Vãng Sanh Luận’ và ‘Tịnh Ðộ Thánh Hiền Lục’, từ xưa ñến nay có người cho đến một bộ kinh cũng không biết, trọn đời chỉ niệm câu ‘A Di Ðà Phật’, họ cũng có thể đứng vãng sanh hoặc ngồi mà vãng sanh. Một câu danh hiệu cũng có thể thành tựu, huống chi là một bộ kinh? điều này chúng ta ở có thể tin được, giống như trong kinh Kim Cang có nói ‘Tín tâm bất nghịch’ thì chúng ta mới có thể thành tựu.

Tăng bảo, chúng ta quy y Ðại Thế Chí và Quán Thế Âm Bồ Tát. Trong Tịnh Tông, chúng ta quy y Tam Bảo được thực hiện trên ‘sự tướng’. Ðại Thế Chí tượng trưng  cho lý trí, không phải cảm tình. Quán Thế Âm tượng trưng cho từ bi. Cho nên kêu bạn quy y Tăng là kêu bạn quy y tánh từ bi của lý tánh mà không phải từ bi của cảm tình. Từ bi của cảm tình rất dễ làm hỏng việc. Từ bi phải dùng lý trí làm cơ sở, như vậy mới gọi là thọ trì tam quy.

Chúng ta có thể giải thích chữ giới trong ‘Cụ túc chúng giới’ là những lời răn dạy của đức Phật trong kinh điển, chúng ta đều phải giữ lấy và làm theo. Giới không chỉ là một vài giới điều nhất định, nếu bạn coi những lời răn dạy trong kinh điển một cách kỹ lưỡng, những giới điều này đều bao gồm ở trong đó chứ không thiếu sót. Lại từ trong cơ sở này khế nhập vào pháp môn của Bồ Tát. Pháp thứ nhất của Bồ Tát là phát tâm rộng lớn, phát tâm Bồ Ðề. Muốn vãng sanh Tây phương Cực Lạc thế giới các vị đồng tu phải ghi nhớ kỹ càng, điều kiện vãng sanh mà Phật nói trong kinh có ‘hai câu tám chữ’. Trong phẩm Ba Bậc Vãng Sanh của kinh Vô Lượng Thọ, không kể là bậc Thượng, bậc Trung, hoặc bậc Hạ đều giống nhau ở chỗ Phát tâm bồ đề in PHÁT BỒ ÐỀ TÂM, NHẤT HƯỚNG CHUYÊN NIỆM’.

Cái gì là Bồ Ðề tâm? Ðó là tâm muốn độ chúng sanh, ‘chúng sanh vô biên thệ nguyện độ’; nếu bạn còn chán ghét một chúng sanh, bạn còn thù oán chúng sanh đó, thì bạn có thể đến Tây phương Cực Lạc thế giới không? Nói cho chư vị biết: ‘Không thể đến được’. Ðừng nói một ngày niệm đến mười vạn câu Phật hiệu, niệm một triệu danh hiệu Phật, bạn cũng không vãng sanh. Tại sao vậy? Bạn không có Bồ Ðề tâm, điều này không thể không chú ý!

Lúc trước thầy Lý thường nói người ñời nay niệm Phật, một vạn người niệm Phật chỉ có hai ba người vãng sanh. Không phải họ không tinh tấn, xâu chuỗi niệm Phật không bao giờ rời khỏi tay hết, miệng suốt ngày niệm ‘A Di Ðà Phật’, ‘A Di Ðà Phật’ không ngừng. Tại sao họ không thể vãng sanh? Vì họ không có Bồ Ðề tâm, không phù hợp tiêu chuẩn ñể vãng sanh! ‘Nhất hướng chuyên niệm’ họ làm được, nhưng ‘phát Bồ Ðề tâm’ họ chưa làm ñược thì không thể vãng sanh!

Hôm qua Quán trưởng có nói chuyện với chúng tôi về Khổng Lão Phu Tử; đức học của Ngài Khổng Tử có từng giai đoạn, từng giai đoạn thật rõ ràng, đây là gương tốt cho chúng ta noi theo. ‘Tam thập nhi lập’, ba mươi tuổi mới lập, lập gì vậy? Lập chí hướng. Nhà Nho nói ‘lập chí’ là giống chúng ta nói ‘phát tâm’ trong nhà Phật. Ðức Khổng Tử lập chí là lập chí học tập, cả lời dồn sức vào sự học vấn. Chúng ta hôm lập chí phổ độ chúng sanh, chúng sanh vô biên thệ nguyện độ, chí chúng ta lập là chí này. Tứ hoằng thệ nguyện là lập chí, chúng ta thiệt lập chưa?

Nhà Nho nói nếu không lập chí thì không có thành tựu gì có thể đề cập đến, tại sao vậy? Bạn không có phương hướng, không có mục tiêu, cho dù nỗ lực thêm nữa cũng sẽ không có kết quả. Pháp xuất thế gian so với pháp thế gian còn phải nghiêm khắc hơn nhiều, nếu bạn không phát tâm thì làm sao được? Cho nên thứ nhất phải phát nguyện, phát Bồ Ðề tâm tức là phát đại nguyện. Quá trình học tập của Khổng Tử đáng làm gương cho chúng ta noi theo.

‘Tứ thập nhi bất hoặc’ nghĩa là bốn mươi tuổi không còn bị mê hoặc nữa. Không bị mê hoặc là không bị cảnh giới bên ngoài lôi cuốn, thu hút, mê hoặc nữa. ‘Ngũ thập nhi tri thiên mạng’ nghĩa là năm mươi tuổi thì hiểu rõ nhân duyên quả báo. Biết được tất cả chúng sanh không ai là không do nhân duyên quả báo tuần hoàn nối  tiếp nhau mà tạo nên những hiện tượng như vậy. ‘Lục thập nhi nhĩ thuận’. Sáu chục tuổi tâm an ñịnh rồi, tâm thanh tịnh hiện ra. Kinh Kim Cang có nói: ‘Tín tâm thanh tịnh tắc sanh thật tướng’. Trí huệ chân thật hiện ra. Thiền tông Lục Tổ đại sư trong Pháp Bảo Ðàn Kinh có nói ‘Nhược chân tu đạo nhân, bất kiến thế gian quá’ (tạm dịch: Nếu là người tu ñạo chân thật thì không thấy lỗi lầm của người khác trong thế gian). Nhĩ thuận là không thấy sự lỗi lầm của người trong thế gian. Trong kinh Hoa Nghiêm Thiện Tài đồng tử trong năm mươi ba lần tham vấn cũng không ‘kiến thế gian quá’, đó cũng là cảnh giới của ‘nhĩ thuận’.

Ðến bảy mươi tuổi công phu thành tựu rồi tâm phải như thế nào? ‘Tùy tâm sở dục nhi bất du củ’ (Tạm dịch: Tùy sự ưa thích trong tâm tất cả đều được nhưng không vượt quá khuôn phép, quy củ). ‘Củ’ là gì? Ðối với pháp tánh hoàn toàn tương ứng gọi là ‘củ’, tuyệt đối không trái ngược với pháp tánh. Tùy tâm đều được nhưng những thứ này tự nhiên hợp tình, hợp lý, và hợp pháp. Ðiều này thiệt là tuyệt diệu! Chúng ta trong nhà Phật gọi điều này là ‘đại tự tại’. Ðời sống tự tại, công việc tự tại, đối xử với người, với sự vật cũng đều tự tại. Ðây là chỗ chúng ta thường nói ‘lợi ích chân thật’, ‘chân thật thọ dụng’. Ngài Khổng Tử đã đạt được, người học Phật nói đúng ra phải đạt được một cách nhanh chóng và rốt ráo hơn.

Hòa thượng Tịnh Không