CHIA SẺ

Có một lúc ngài Atisha được hỏi bởi đệ tử của Ngài “Pháp tối thượng trong đạo là pháp nào?”

 Ngài trả lời:

“Phương tiện tối thượng nằm trong sự chứng biết Vô Ngã.
Tôn quý tối thượng nằm trong sự hàng phục Tự Tâm.
Hoàn hảo tối thượng nằm trong tâm luôn Giúp Đỡ người khác.
Điều luật tối thượng là sự Tỉnh Giác không gián đoạn.
Đối trị tối thượng nằm trong sự hiểu biết sự Không Tự Tánh của tất cả mọi vật.
Hoạt động tối thượng không nằm trong những sự suy nghĩ về thế tục.
Thành tựu tối thượng chính là sự giảm thiểu và chấm dứt tham ái.
Bố thí tối thượng chính là sự không chấp thủ.
Trì giới tối thượng chính là tâm an lành.
Nhẫn nhịn tối thượng chính là sự khiêm cung.
Tinh tấn tối thượng chính là từ bỏ mọi tham chấp vào các hoạt động.
Thiền định tối thượng chính là tâm không chấp chặt.
Trí tuệ tối thượng chính là không chấp thủ bất cứ những hình tướng nào.

*******************************************************
Trước khi rời miền Tây Ngari ngài Atisha đã cho lời khuyên lúc giã biệt như sau:

“Các bạn, cho đến khi đạt được giác ngộ bạn cần phải có một vị thầy tâm linh; vì vậy hãy nương theo vị thầy tâm linh thánh thiện. Cho đến khi chứng biết hoàn toàn bản chất của tánh không, bạn phải luôn học Pháp; vì vậy hãy lắng nghe những lời giảng dạy của vị thầy. Chỉ hiểu Pháp trên văn tự không đủ để giác ngộ, bạn phải tu tập liên tục”

“Hãy rời bỏ bất cứ nơi nào có thể làm tổn hại sự tu tập của bạn; hãy luôn ở một nơi làm tăng trưởng thiện pháp. Nhộn nhịp rất có hại trừ khi bạn đã đạt tâm an định; vì vậy hãy ở một nơi vắng lặng. Hãy từ bỏ những bạn bè làm tăng trưởng những sự trói buộc tham ái của bạn; hãy nương tựa những người bạn giúp bạn tăng trưởng thiện pháp. Hãy luôn ghi nhớ điều này. Không bao giờ có sự tận cùng các công việc cả, hãy giới hạn hoạt động của bạn. Hồi hướng công đức của bạn ngày và đêm cũng như luôn luôn tỉnh giác.”

“Một khi đã nhận được những lời dạy của vị thầy bạn phải luôn luôn thiền tập về chúng và hành động thích hợp với lời dạy ấy. Khi bạn làm điều này với sự khiêm cung thì hiệu quả sẽ đến rất mau chóng. Nếu từ tận thâm tâm bạn hành động tương ưng với Pháp, thì việc ăn uống và sinh hoạt sẽ được thỏa mãn một cách tự nhiên.”

“Các bạn, không bao giờ có sự thỏa mãn mong muốn cả. Việc ấy giống như uống nước biển để hết khát. Vì vậy hãy biết đủ. Hãy trút bỏ tất cả những sự giả tạo, ngã mạn và lừa gạt; hãy chiến thắng và an tịnh. Hãy từ bỏ tất cả những gì mà người ta cho là thiện pháp, nhưng thật sự chúng chỉ là những trở ngại của sự tu tập. Giống như những hòn đá trên con đường nhỏ hẹp trơn trợt, bạn phải dẹp bỏ tất cả những ý muốn về lợi dưỡng và  được kính trọng, bởi chúng chính là sợi dây trói buộc của ma vương. Như cứt mũi bên trong bạn, hỷ sạch những ý muốn được nổi tiếng và được khen tặng, bởi chúng chỉ phục vụ cho lừa đảo và mê mờ.”

“Tất cả những hạnh phúc, khoái lạc và bạn bè mà bạn đã tích tụ không gì khác hơn là sự hiện hữu tạm bợ, hãy quay lưng lại với chúng. Đời sống ở tương lai dài hơn cuộc sống hiện tại, hãy bảo vệ tài sản thiện pháp quý báu của bạn cho tương lai. Bạn bỏ lại tất cả sau lưng khi bạn chết; đừng bám víu vào một thứ gì cả.”

“Lìa xa việc thù ghét và chối bỏ người khác, hãy phát tâm từ đến những kẻ dưới cơ bạn. Đừng có tâm bám víu mạnh mẽ vào những người bạn và cũng đừng phân biệt đối với những kẻ thù. Đừng mang tâm ghen ghét và ganh tị những cái hay của người khác, hãy khiêm cung áp dụng những thứ đó lên bạn. Đừng tốn công phân tích lỗi lầm của người khác, nhưng hãy phân tích những lỗi lầm của chính bạn; Nặn chúng ra khỏi bạn như một loại máu độc. Cũng đừng chú tâm vào thiện pháp của chính bạn mà hãy tôn trọng chúng như một người làm công. Hãy mở rộng lòng từ bi đến tất cả chúng sanh như chính họ là con của bạn.”

“Hãy luôn giữ một gương mặt tươi cười và tâm thương yêu. Hãy luôn nói thật mà không giận dữ. Nếu bạn nói nhiều điều vô nghĩa bạn sẽ phạm nhiều sai lầm; vì vậy hãy nói vừa phải. Nếu bạn làm nhiều việc vô nghĩa những thiện pháp của bạn sẽ mất; hãy từ bỏ những hoạt không không thuộc tâm linh. Không có sự lợi lạc nào trong những công việc không cần thiết. Bởi vì những gì xảy ra với bạn chính là hậu quả của những nghiệp bạn đã gây từ trước, chúng không bao giờ đến như sự mong muốn hiện tại của bạn. Bởi vậy hãy bình thản.”

“Còn nữa, chẳng thà chịu chết chớ đừng vũ nhục một người thánh thiện; vì vậy hãy luôn luôn ngay thẳng và không lừa dối. Tất cả những sự khó khăn và hạnh phúc trong cuộc đời này phát xuất từ nghiệp của đời này và nhiều đời trước; đừng đổ lỗi cho người khác về hoàn cảnh của bạn.”

“Bạn không thể hàng phục người khác cho đến khi bạn tự hàng phục được chính mình; vì vậy, trước nhất hãy tự hàng phục bạn. Giống như bạn không thể thuần thục người khác khi chưa có thần nhãn, hãy đại tinh tấn để đạt thần nhãn.”

“Chắc chắn là bạn sẽ chết và bỏ lại phía sau những tài sản mà bạn đã gom góp, vì vậy thận trọng đừng gom góp phiền não để tạo sự giàu sang. Giống như những trò giải trí không có thật, hãy trang nghiêm bạn bằng thiện pháp bố thí. Luôn luôn giữ giới thanh tịnh, bởi nó luôn đẹp trong đời này và bảo đãm hạnh phúc trong nhiều đời sau. Trong thời đại mạt pháp này khi sự thù hận mạnh mẽ hãy mặc vào áo giáp nhẫn nhịn để làm mất hiệu quả của sân hận. Chúng ta tồn tại ở thế gian bởi năng lực của lười mõi; vậy chúng ta phải nhạy bén như ngọn lửa tinh tấn đạt thành tựu. Từng sát na một cuộc sống của bạn bị hoang phí bởi sự hào nhoáng của những hoạt động thế tục; đây là lúc để thiền tập. Bởi bạn bị dẫn dắt bởi tà kiến, bạn không chứng biết bản chất của tánh không. Hãy phấn khởi tìm ra ý nghĩa của chân lý!”

“Các bạn, Ta Bà là một miếng giẻ khổng lồ trong đó không có hạnh phúc chân thật; hãy mau đến nơi giải thoát. Thiền tập theo sự giảng dạy của vị thầy và làm khô cạn dòng sông luân hồi khổ đau. Hãy luôn nhớ điều này. Hãy nhớ kỹ những lời khuyên này, đây không phải chỉ là lời nói suông mà chúng đến trực tiếp từ tâm tôi. Nếu bạn làm theo những điều hướng dẫn này bạn sẽ không chỉ làm tôi hạnh phúc mà chính bạn và tất cả mọi người nữa. Mặc dầu tôi ngu dốt, tôi vẫn đốc thúc bạn nhớ nghĩ những điều này.”

*******************************************************

Một lúc khác, ngài Atisha nói như sau:

“Thời mạt pháp này không phải là lúc bạn phô diễn tài năng; đây là thời điểm để kiên trì qua khổ nhọc. Đây không phải là lúc để đạt địa vị cao, mà là lúc để nhún nhường. Đây không phải là lúc để dựa vào nhiều người phục vụ, mà là lúc để nương vào nơi hẻo lánh. Đây cũng không phải là lúc để hàng phục đệ tử; mà là lúc để tự hàng phục chính bạn. Đây không phải là lúc chỉ để nghe những lời suông, mà là lúc để quán chiếu ý nghĩa của chúng. Đây cũng không phải là lúc để đi thăm nơi này và nơi kia, đây là lúc để sống độc cư.”

Khi ngài Atisha ở tại Yerpadrak gần thủ đô Lhasa ngài đã dạy những điều sau đây:

“Người con trai lành, hãy suy nghĩ sâu xa về những lời sau đây. Thời mạt pháp mạng sống ngắn ngủi và có nhiều điều chúng ta cần phải hiểu thấu. Thọ mạng không có một nhất định; bạn không biết chắc sẽ sống bao lâu. Vì vậy hãy vô cùng tinh tấn để thỏa mãn những nhu cầu chính đáng của bạn.”

“Đừng cho mình là một tu sĩ nếu bạn đạt những nhu cầu của cuộc sống như cách của một người cư sĩ. Mặc dầu sống trong tự viện và từ bỏ mọi sinh hoạt thế tục, nhưng nếu bạn lo lắng về những gì bạn đã buông bỏ, bạn không có quyền cho rằng ‘tôi là một tu sĩ sống trong tự viện’. Nếu tâm bạn vẫn còn chấp chặc vào sự tham muốn những món đồ đẹp và sản sanh những tư tưởng hại người, đừng cho rằng ‘tôi là một tu sĩ sống trong tự viện’. Nếu bạn vẫn giao du với người thế tục và hoang phí thời gian bằng những mẩu chuyện thế tục vô nghĩa với những người bạn đang sống cùng, mặc dầu bạn đang sống trong một tự viện, đừng cho rằng ‘tôi là một tu sĩ sống trong tự viện’. Nếu bạn nóng nảy và nhỏ mọn, nếu bạn không mang đến một chút lợi lạc nào cả cho người khác, đừng cho rằng ‘tôi là một tu sĩ {đại thừa} bồ tát”

“Nếu bạn nói như thế với người thế tục, bạn là một tên lường gạt vĩ đại. Bạn có thể thành công khi nói những điều như thế. Nhưng chắc chắn bạn không thể lừa những người đã có một ít sự sáng suốt, cũng không thể đánh lừa những người đã đạt pháp nhãn của sự toàn giác. Bạn cũng không thể tự lừa được mình, bởi quả của nghiệp sẽ đuổi kịp bạn ở phía sau.”

“Ở tự viện cần phải buông bỏ nhưng pháp thế thục và sự bám víu vào bạn bè và người thân. Khi buông bỏ những thứ này bạn đang buông bỏ những nguyên nhân phụ để sản sanh chấp thủ và ham muốn. Từ đó trở đi bạn phải tìm ra tâm giác ngộ quý báu. Dầu là một sát na đi nữa, chớ để sự bám víu của bạn về những lo lắng thế tục cũ khởi lên. Trước đây bạn không tu tập một cách nghiêm túc, và qua những thói xấu cũ sức mạnh {tu tập} của bạn bị hoại dần, bạn tiếp tục phát triển những khái niệm của một người thế tục. Bởi vì những khái niệm ấy luôn mạnh mẽ cho đến khi bạn đối trị chúng, nếu không thật vô dụng tiếp tục sống trong tự viện. Bạn sẽ giống như những con chim và những thú hoang sống nơi đó.”

“Tóm lại, sống trong tự viện không giúp ích gì nếu bạn vẫn giữ sự đam mê những thức ngon vật đẹp và không từ bỏ những hoạt động {trói buộc vào} cuộc đời này. Bởi nếu bạn không chặt đứt những sự bám víu này mà nghĩ rằng mình có thể tu tập cho đời này và đời sau thì những gì bạn làm chỉ là những nghi lễ tôn giáo mà thôi. Những loại tu tập như thế chỉ là thứ đạo đức giả và đóng tuồng để được lợi lạc cá nhân.”

“Vì vậy bạn cần phải luôn tìm một thiện hữu tri thức và tránh những bạn bè xấu ác. Đừng bám trụ vào một chỗ cố định hay gom góp nhiều tài vật. Những gì bạn làm, hãy làm trong sự tương ưng với Pháp {Phật}. Hãy biến những việc làm của bạn thành pháp đối trị cho những sự trói buộc của đam mê. Đấy chính là sự tu tập thật sự; hãy tinh tấn để thực hiện việc này. Khi trí tuệ bạn tăng trưởng, đừng để con ma kiêu mạn nắm lấy bạn.”

“Hãy sống ở một nơi hoang vắng, hàng phục chính bạn. Hãy muốn ít và biết đủ. Đừng nên hài lòng với những hiểu biết của chính bạn, cũng đừng tìm tòi những lỗi lầm nơi người khác. Đừng sợ hãi hay hoang mang. Hãy có tâm tốt và không thành kiến. Chú tâm vào Pháp khi bị lôi kéo bới những thứ sai lầm.”

“Hãy khiêm cung và nếu bạn bị đánh gục hãy chấp nhận nó một cách nhã nhặn. Hãy từ bỏ sự khoe khoang; buông xả tham muốn. Luôn luôn phát tâm từ bi. Dầu làm việc gì hãy làm nó điều độ. Hãy sống dễ chịu và ẩn nhẫn. Hãy chạy nhanh khỏi những gì có thể trói buộc bạn {như một con thú hoang chạy khỏi cạm bẫy}.”

“Nếu bạn không từ bỏ đời sống thế tục đừng nói là bạn thánh thiện. Nếu bạn không từ bỏ đất đai và trồng trọt, đừng nói là bạn đã gia nhập tăng đoàn. Nếu bạn không từ bỏ tham muốn, đừng nói bạn là một tu sĩ. Nếu bạn không có tâm từ bi, đừng nói bạn là một bồ tát {tu sĩ đại thừa}. Nếu bạn không từ bỏ những hoạt động, đừng nói bạn là một thiền giả vĩ đại. Đừng nuông chìu những tham muốn của bạn.”

“Tóm lại, khi bạn sống trong một tự viện, tham gia một ít công tác và thiền tập về Pháp. Đừng tạo nguyên nhân để phải hối hận trong giờ lâm chung.”

Thầy Thích Hạnh Tấn tổng hợp

Dịch sang Anh Ngữ bởi Geshe Wangyal
Dịch sang Việt Ngữ bởi Vô Thức Tỳ Kheo Thích Hạnh Tấn