CHIA SẺ

Để là một người nhận thích hợp những giáo lý thiêng liêng, đòi hỏi đầu tiên này là có thái độ đúng đắn, hầu có thể nhận nó trong một đường lối phù hợp. Chúng ta cần phải nhớ rằng điểm chính yếu của Pháp là xử sự với lòng và tâm, bấy giờ chúng ta nên tự chuẩn bị trong một cách thức tương xứng. Để chuẩn bị tâm thức chúng ta cần kiểm điểm thái độ của chúng ta : Tại sao chúng ta đến đây để nhận lãnh những giáo lý ? Chúng ta mong chờ gì ở chúng? Đâu là động cơ của sự nhận lãnh những lời dạy? Khi chúng ta nhận những lời dạy, suy nghĩ về ý nghĩa của điều chúng ta vừa mới nhận thì quan trọng hơn bản thân những lời nói. Những lời, chữ có thể rất đẹp đẽ, uyên bác, rất thơ, nhưng đó chỉ là mặt ngoài của giáo lý. Cái quan trọng là ý nghĩa của chúng, thật nghĩa của chúng.

Để có thể nắm lấy ý nghĩa, trước tiên chúng ta phải xoay tâm thức mình vào bên trong, kiểm điểm động lực của chúng ta, và trở nên mẫn cảm với những lời dạy, bằng cách mở lòng và tâm của chúng ta. Xoay tâm thức chúng ta vào trong thì rất quan trọng. Cho đến bấy giờ, vì vô minh, chúng ta đã lang thang lòng vòng từ vô thủy trong sanh tử, tâm thức chúng ta thường trực phóng ra những hiện tượng bên ngoài. Bởi thế, bước đầu tiên là xoay lại vào trong, kiểm điểm thái độ của chúng ta, và trở nên tỉnh giác ở đây và bây giờ điều tâm thức đang làm, những thái độ nó đang nói chung, tỉnh giác với những công việc của tâm -cố thức của chính chúng ta.

Chúng ta có thể tự xem mình là Phật tử. Trong một cách nào, điều đó là tốt, vì những giáo lý Phật giáo thì cực kỳ rộng lớn và ân phước. Tuy nhiên, chúng ta không nên có một cái nhìn giới hạn và chật hẹp về điều đó. Nghĩ mình là Phật tử có nghĩa là gì ? Có phải nó chỉ là một cách khác cho sự ích kỷ của chúng ta để làm cho chúng ta cảm thấy cao hơn những người khác trong thế giới này ? Có phải chúng ta thực sự là những Phật tử, những bồ tát, những người hay có lẽ chỉ theo tổ tiên chúng ta,-thực hành tâm linh không có gì ngoài sự giống nhau bên ngoài với những tín đồ thực sự của đức Phật toàn giác ? Chúng ta nên có hay hơn nữa,-một tâm thức rất rộng mở, và nhìn xem tất cả những Pháp khác nhau, những tôn giáo-hiểu biết và triết học khác nhau trong thế giới này. Ngay sự hiểu biết này cũng còn rất hạn hẹp, vì không chỉ có thế giới này mà còn có hàng tỷ vũ trụ khác. Để cho mỗi hệ thống thế giới ấy, từ lòng bi của Phật, có những giáo lý để giải thoát khác nhau.

Tương tự, vì số chúng sanh là vô cùng, thế nên những phương pháp để đưa chúng sanh đến mục đích tối hậu cũng vô cùng. Tất cả những giáo lý ấy tham dự vào việc chứng ngộ chân lý tuyệt đối, trạng thái tự nhiên của tất cả các hiện tượng, đó là cái hiểu biết tối hậu. Nhưng bởi vì những chúng sanh khác nhau có những khả năng, khuynh hướng và nguyện vọng khác nhau, thì cũng có những phương tiện khác nhau để dẫn họ đến sự thấu hiểu tối hậu. Bởi thế, chớ nên có một quan điểm chật hẹp chỉ nhìn thấy tôn giáo riêng của các bạn, hay ngay chỉ vũ trụ của các bạn, mà hãy cố gắng rất khoáng đạt và thấu hiểu có vô cùng chúng sanh, vô số đường lối tiếp cận khác nhau và giáo lý khác nhau dẫn đến mục tiêu tối hậu. Chúng ta cần có một thái độ rất rộng rãi và trống thoáng và cởi mở với mọi hình thức của chân lý, tất cả những con đường khác nhau có thể đưa dắt chúng sanh đến sự thấu hiểu rốt ráo.

Ý nghĩa của việc có một tâm cởi mở như vậy là để thấu hiểu rằng có rất nhiều biểu lộ khác nhau của chư Phật để gặp gỡ những nhu cầu của mỗi một chúng sanh. Những bậc giác ngộ có thể biểu lộ trong rất nhiều hình thức khác nhau, trong rất nhiều cảnh giới hiện hữu khác nhau, lưu xuất theo những chiều kích pháp thân, báo thân hay hóa thân của tâm Phật. Tất cả những cách thức để làm lợi lạc cho chúng sanh này là để giúp đỡ chúng ta chứng ngộ bản tánh tối hậu của tâm thức.

Đức Nyoshul Khenpo 

Trích: Đại toàn thiện tự nhiên

Nguyễn An Cư dịch, NXB Thiện Tri Thức, 1999.