CHIA SẺ

Tạng lịch là đúc kết từ mật điển “Thời Luân Kim Cương” tính toán quy luật tinh tượng và diễn trình thiên văn. Hơn ngàn năm qua sự thật chứng minh cho dù là xác định ngày nhật thực, nguyệt thực, ngày trăng rằm hay ngày cuối của tháng thì tạng lịch đều cho kết quả chính xác hơn các phương pháp tính lịch toán khác. Do đó, nếu muốn hành trì các thiện pháp ngày thù thắng, tốt nhất là y theo Tạng lịch.

Tại sao nhật thực và nguyệt thực lại là thời điểm tu hành vô cùng quan trọng? Theo cái nhìn của người thế tục, mặt trời mặt trăng chẳng qua chỉ là định tinh hay hành tinh mà thôi. Mặt trăng do lực hút trái đất mà xoay quanh trái đất còn trái đất thì lại xoay quanh mặt trời. Nhưng theo quan kiến của “Thời Luân Kim Cương” thì không có đơn giản như vậy.

Trong “Lâm Chung Quyết Khiếu” có đề cập qua, vào thời khắc trung ấm, thần thức đã thoát ra khỏi minh điểm khí mạch rồi, dù rằng có một số thần thức có thể ở trong cảnh giới trung ấm mười mấy năm hay dài hơn nhưng vì không có minh điểm trắng đỏ nên họ không thấy được mặt trăng, mặt trời bên ngoài.
Điều này cho thấy rõ rằng mặt trăng, mặt trời là một loại ảnh tượng của minh điểm khí mạch trong cơ thể người ta, tức giống như người ta khi soi gương, người trong gương đâu có tồn tại thực sự mà chỉ là ảnh của người đó thôi. Cũng giống như vậy, sự vận động của tinh tú cũng là một loại phản chiếu bên ngoài theo quy luật vận động của minh điểm khí mạch bên trong.

Người tu tinh khí mạch đạt tới một cảnh giới định có thể hoàn toàn thông qua sự hô hấp của mình mà đoán biết được lúc nào trăng tròn lúc lúc nào trăng non. Cũng tức là nếu như họ muốn biết hiện trạng tròn hay non của trăng, về căn bản là họ không cần nhìn vào tờ lịch mà chỉ cần thông qua hô hấp là quan sát ra được rồi. Bởi vậy cho nên sự vận động của thiên thể bên ngoài và sự biến hóa tinh khí mạch bên trong liên hệ cực kì mật thiết.

“Thời Luân Kim Cương” thông qua quy luật biến hóa của mạch khí tinh bên trong mà suy đoán phương thức vận hành của tinh tú nhật nguyệt bên ngoài. Chúng ta dựa vào biến hóa của tinh tú bên ngoài có thể suy ra hiện trạng tinh khí mạch bên trong. Do đó nếu vào những ngày có nhật thực, nguyệt thực hay ngày 15,30,v.v… tức vào các thời thời mà tinh khí mạch vận hành đặc biệt mà tinh tấn tu hành thì công năng nhất định sẽ khác lúc bình thường.

Tại sao vào những thời khắc đó thì công năng khác biệt? Tạng Mật cho rằng mỗi người chúng ta số lần hít thở mỗi ngày là 21600 lần (mỗi phút 50 lần), trong đó đa số là nghiệp khí (không sạch, là nhân tố khởi tạp niệm), rất ít thành phần là trí huệ khí (định nghĩa tương phản với nghiệp khí). Thế nhưng trong những ngày đặc thù này, đa số nghiệp khí biến thành trí huệ khí, chính là nguyên nhân mà tu hành trong các thời điểm đó thì sẽ có công đức lớn.

Có lúc bán cầu của chúng ta không thấy được nguyệt thực mà bên mặt kia của trái đất thì nhìn thấy nhưng thấy hay không thấy không phải là vấn đề lớn, chỉ cần vào ngày xuất hiện nhật thực hay nguyệt thực, cho dù là đọc kinh, phóng sanh hay tạo bất cứ thiện nghiệp gì thì đều có công đức vô cùng lớn, đây chính là cách tích lũy tư lương đặc thù.

Kinh thư có viết: ngày thù thắng hành trì thiện pháp cũng có công đức cực lớn, cho dù là hành trì niệm chú, hành thiện, lễ lạy, cúng dường, cúng dường trai tăng, tu trì từ bi tâm, bồ đề tâm v.v… bất cứ thiện pháp nào thì công đức đều tăng trưởng cả trăm triệu lần. Cũng tức là chỉ cần niệm tụng một biến chân ngôn là có thể có đạt tới công đức trì cả trăm triệu biến. Do đó, xin mọi người hãy đừng bỏ qua thời cơ cực kỳ tốt như vậy. Trong những ngày này, việc hết sức quan trọng là cố gắng ăn chay, không sát sanh, phóng sanh v.v…

Đức Khenchen Tsultrim Lodrö Rinpoche