CHIA SẺ

Chuyện kể rằng có một Bà-la-môn tên là Akkosana, một người thượng lưu và quyền lực. Ông ta có một quán tính là luôn luôn tức giận với mọi người, ngay cả chẳng có lý do gì. Khi Akkosana nghe nói Phật chẳng bao giờ tức giận, ông ta đến gặp Phật và chửi Phật bằng những lời lăng mạ.
Phật lắng nghe một cách kiên nhẫn và đầy bi mẫn. Sau đó Phật hỏi ông Akkosana, “Ông có bạn bè hay người thân họ hàng hay không?.”
“Có chứ, tôi có nhiều bạn bè và người thân.”, ông Akkosana trả lời.
“Ông có thường đến thăm họ hay không?”, Phật hỏi.
“Dĩ nhiên có. Tôi thường đến thăm họ.”, Akkosana nói.
“Ông có mang quà đến tặng họ khi đến thăm hay không?”, Phật tiếp tục.
“Chắc chắn. Tôi chẳng bao giờ đến thăm họ mà chẳng mang theo quà.”
Rồi Phật hỏi: “Khi ông cho họ quà, giả sử họ không nhận. Ông sẽ làm gì với những món quà đó?”.
“Thì tôi sẽ mang về nhà và dùng với gia đình tôi.”
Rồi Phật nói: “Tương tự như vậy, này người bạn, ông đã tặng cho tôi một món quà bằng những lời lăng mạ đó và đã sỉ nhục tôi. Tôi không nhận nó. Nó là của ông, hãy mang về nhà và dùng với gia đình ông”.
Ông Akkosana lúc đó rất ngượng ngùng. Ông hiểu ra và thán phục lời khuyên của Đức Phật.

Như chúng ta đã thảo luận, chúng ta trải nghiệm 108 loại cảm giác. Cả hai loại tiếp xúc, sự tiếp xúc với những đối tượng bên ngoài thông qua mắt, tai, mũi, lưỡi, và thân làm khởi sinh những cảm nhận; và sự tiếp xúc phi-giác quan với những đối tượng bên trong tâm làm khởi sinh những cảm xúc. Những cảm giác này có thể là dễ chịu, khó chịu, và trung tính. Một số tùy thuộc vào tiếp xúc thuộc quá khứ, số khác thì tùy theo sự tiếp xúc đang trong hiện tại; còn những cảm giác khác tùy theo những [tưởng tượng về] tiếp xúc trong tương lai. Những cảm giác có thể là mạnh và rõ ràng, hoặc yếu và mờ nhạt.

Khi chúng ta cải thiện khả năng nhìn nhận nhiều loại cảm nhận và cảm xúc khác nhau trong tập hợp uẩn cảm giác [thọ uẩn], chúng ta có thể chánh niệm về những thói quen, tập khí, hoặc khuynh hướng vốn là nguyên nhân tạo ra chúng. Ba điều căn bản bạn cần nắm vững: Tham lam, tham muốn, hay dục vọng là khuynh hướng tạo ra một số cảm giác dễ chịu (sướng, khoái). Sân giận, thù ghét là khuynh hướng tạo ra một số cảm giác khó chịu (bực, tức, thù, oán, ghét, bỏ). Và sự ngu dốt, lầm lẫn hay Si mê là khuynh hướng tạo ra một số cảm giác trung tính. (Tham thường tạo ra lạc thọ, Sân thường tạo ra khổ thọ, và Si thường tạo ra vô ký thọ.)

Những cảm giác được kích hoạt bởi những khuynh hướng xấu này được gọi là “trần tục”. Những cảm giác trần tục thường khởi sinh hàng ngày khi chúng ta chạy theo những tham muốn như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn, ngủ. Khi người tu trở nên tỉnh giác thấy được những khuynh hướng tạo ra sân tham, và người tu dùng sự chánh niệm để kiềm chế những thói tâm này thì sẽ tạo cho người tu cơ hội có được những cảm giác “tâm linh” cao quý; chẳng hạn đó là: cảm giác buông bỏ, cảm giác thúc giục khẩn trương tu hành, và cảm giác hỷ lạc chúng ta có được khi hành thiền. Khi sự chánh niệm [và chánh định] của chúng ta càng thêm sâu sắc, chúng ta càng “hưởng” được nhiều cảm giác hỷ-lạc thường xuyên hơn.

Việc kiềm chế những khuynh hướng [gông cùm] xấu là một việc khó!. Giống như ông Okkasana, chúng ta có thể có thói quen luôn luôn sân giận, ngay cả khi chẳng có lý do gì. Quán tính [tập khí] của ông Akkasana quá nặng đến nỗi người bị ông ta tức giận cũng không cảm thấy tức giận lại làm gì. Hoặc thậm chí có anh A bị một người khác làm điều sai quấy nhưng anh A cảm thấy không tức giận, thì ông Akkosana cũng tức giận anh A chỉ vì anh ấy không chịu tức giận!. (Ví dụ, khi ông nghe Phật không bao giờ tức giận thì tự nhiên ông ta nỗi tức vì điều đó và đến chửi Phật vô duyên như vậy). Tuy nhiên, cũng như ông ta, chúng ta sẽ cảm thấy xấu hổ khi nhận ra rằng việc tức giận đã trở thành một quán tính hay khuynh hướng [thói tâm, tập khí, hay thậm chí là gông cùm] của mình. Mặc dù phải tốn nhiều công sức để chánh niệm về sự sân giận đó và học cách kiềm chế nó, nhưng trước mắt chúng ta cũng dễ dàng thấy được rằng sự sân hận chỉ là xấu ác và có hại.

Tham muốn và dục vọng thì khó nhận ra và khó loại bỏ hơn. Khoái lạc (sướng, dễ chịu) thường cảm giác tốt và làm cho chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn. Ai cũng muốn  nắm giữ những cảm giác sung sướng và dễ chịu. Thói quen của chúng ta là nắm giữ sự khoái lạc mình có được, muốn có thêm, và muốn được khoái lạc nữa vào ngày mai, và trong tương lai. Tuy nhiên, chúng ta đều biết rõ, khi chúng ta càng cố nắm giữ một cảm giác khoái lạc (sướng, dễ chịu), thì chúng ta đều bị thất vọng sau đó. Mặc dù chúng ta hay ‘dễ quên’ rằng tham muốn là nguy hại, nhưng nếu chúng ta suy xét cẩn thận, chúng ta sẽ thấy rằng cách để chấm dứt khổ là phải chấm dứt dục vọng. Đó là công thức. (Vì dục vọng là nguyên nhân và nguồn gốc của mọi sự khổ.)

Khuynh hướng thứ ba là ngu mờ hay Si mê. Bình thường, chúng ta hay có cảm giác nhầm lẫn lờ mờ về cái ‘Ta’ và cách chúng ta hiện hữu. Đôi khi chúng ta có một cảm giác không khổ cũng không sướng, chúng ta chụp lấy nó với ý nghĩ “À-ha, đây là thật. Để ta nắm giữ nó!”. Chúng ta cứ tin rằng ắt hẳn phải có một cái gì đó thực và thường hằng được gọi là cái ‘Ta’ đang nếm trải cảm giác này. Khi chúng ta cứ đi tìm cho được cái ‘Ta’ [bản ngã] đó của mình, chúng ta thường nhận lầm năm uẩn là mình, là cái ‘Ta’ đó; hoặc thường cho rằng cái ‘Ta’ đó nằm trong cái thân năm uẩn. Chỉ có duy nhất sự chánh niệm mới có thể nhổ bỏ tận gốc cái quan niệm sai lầm đầy nguy hại này!. (Chỉ có sự suy xét sâu sắc và thực chứng thì mới nhìn ra được bản chất vấn đề.)

Về ba điều căn bản này, Đức Phật đã giảng giải một cách rõ ràng như sau:

“Này các Tỳ kheo, đối với cảm giác sướng, khuynh hướng tiềm tàng sinh ra tham cần được loại bỏ. Đối với cảm giác không sướng, khuynh hướng tiềm tàng sinh ra sân cần được loại bỏ. Đối với cảm giác không-sướng-cũng-không-khổ, khuynh hướng tiềm tàng sinh ra si [vô minh] cần được loại bỏ. Khi một Tỳ kheo đã loại bỏ được những [ba] khuynh hướng tiềm tàng này, thì người ấy là người thấy biết một cách đúng đắn. Người ấy . . . đã chấm dứt được khổ.” (dịch từ tiếng Pali bởi thiền sư Bhikkhu Bodhi)

Chúng ta cần phải suy xét thêm ba loại cảm giác có hại này, để chúng ta nhận dạng được chúng mỗi khi chúng khởi sinh. Chúng ta cũng xem xét những cảm giác có lợi [như từ, bi, hỷ, xả] để giúp chúng ta đối trị những cảm giác có hại kia. Mục tiêu vẫn là làm vững mạnh sự “chánh niệm về những cảm giác“, nhờ sự chánh niệm chúng ta có thể thấy biết một cách đúng đắn và chấm dứt khổ đau. Sau đây, chúng ta xem xét từng cái tham, sân, và si:

Sân Giận và Thù Ghét

Sân giận thường bắt đầu bằng cảm giác khó chịu hay phiền phức. Ngòi châm có thể là bất cứ điều gì: một đồng nghiệp được thăng chức tăng lương, trong khi ta nghĩ ta xứng đáng hơn (thói đời của nhiều chúng ta vẫn vậy); một người bạn phê bình ta chuyện gì đó; người hàng xóm lại quên đổ rác để bốc mùi bay qua nhà ta. Nếu chúng ta bỏ lơ (tức không chú tâm đến) những cảm giác này, chúng sẽ phát thành sự khinh ghét, phẫn nộ, hay thậm chí là hận thù.

Khuynh hướng tiềm tàng tạo những cảm giác này là sự không ưa [ác ý, ác cảm]: đó là sự không-ưa-thích một cái gì và muốn mình được cách xa/ muốn tách xa khỏi nó.

Khi chúng ta chú tâm, chúng ta sẽ thấy được sự sân giận làm chúng ta khổ sở như thế nào. Tâm của chúng ta mờ mịt như bị mây che, và những ý nghĩ thì rối tung. Chúng ta cảm thấy bất an và bị kích động. Chúng ta mất vị giác và không còn cảm thấy điều gì dễ chịu nữa. Khi chúng ta đun nấu bằng “ngọn lửa sân hận”, như lời Đức Phật, thì chúng ta giống như một nồi nước sôi – tất cả nóng nảy và quẩn trí. Ngay cả việc thiền cũng làm chúng ta bực bội!

Để kiểm soát cơn giận, bước đầu tiên là ý thức được về nó. Bằng sự tu tập, chúng ta học cách nhận biết những dấu hiệu và hành động trước khi những cảm giác leo thang.

Ngay khi chúng ta nhận biết được ta đang tức giận, chúng ta chỉ cần chú tâm hoàn toàn vào cảm giác đó, mà không cần phải cố biện hộ gì hết. Sự sân giận phát triển khi chúng ta nhớ lại những chuyện đã qua, cố chấp những hoàn cảnh hiện tại, và tưởng tượng những thứ có thể diễn ra trong tương lai. Thay vì vậy, chúng ta nên học cách chánh niệm để làm tắt ngọn lửa sân giận.

Chúng ta chánh niệm rằng:

“Sân giận là một cảm giác khó chịu. Nó khởi sinh tùy theo những nguyên nhân và điều kiện. Mọi thứ đều vô thường. Khi những yếu tố này biến mất, cảm giác khó chịu này cũng biến mất.”

Sau đây là một vài cách khác dùng chánh niệm để đối trị với sự sân giận.

Những Điểm Chính để đối trị với Sân Giận

► Thực hành chánh niệm về hơi thở. Thở sâu vài hơi thở. Thở vào, thở ra, đếm một. Lập lại đến mười. Thở vào, thở ra, đếm từ mười. Lặp lại từ chín đến một. Tiếp tục cho đến khi chúng ta thấy bình lặng.

► Thực tập sự kiềm chế. Nếu một cuộc nói chuyện có vẻ sắp trở thành một cuộc tranh luận, đơn giản là ngừng nói chuyện. Trong khi ngừng, dùng sự chánh niệm để điều tra thử xem đằng sau lời nói của mình có ẩn chứa sự ghen tỵ, sự hẹp hòi, sự thù hằn, hay cảm giác không lành mạnh nào đó hay không. Hãy thực tập một cách kiên nhẫn, chịu tốn thêm thời gian để mình có thể nói đúng lời và đúng lúc.

► Không nên trách hay đổ lỗi cho người khác. Khi bạn nói “Đó không phải lỗi của tôi. Nó luôn luôn nói những điều làm tôi tức giận”, thì bạn tỏ ra mình giống con nít, luôn hô lên rằng “Tại nó chọc trước”. Bạn cũng không nên trách mình. Vì phải có hai người trở lên mới sinh ra cãi vã. Quan trọng là phải biết tránh hay kiềm chế.

► Nói chuyện với một người bạn thân. Những người bạn tốt có thể sẽ nhắc nhở mình: “Bạn không thể nào biết được điều gì sẽ xảy ra trong tâm trí của người khác. Đó có thể là lý do hành vi của họ mà bạn không biết trước được.”

► Tu dưỡng tính biết ơn. Khi bạn nóng giận, bạn thường hay quên những gì tốt đẹp mà người kia từng làm cho bạn. (Ví dụ, đồng nghiệp cũng đã từng giúp nhau, từng làm việc với nhau). Sự biết ơn sẽ làm dịu trái tim bạn.

► Tập tính rộng lượng. Khi bạn đang có mối bất đồng hay thù ghét với ai, bạn có thể tặng món quà làm thân, hoặc làm giúp người kia việc gì đó. Làm như vậy thường tạo cơ hội cho hai bên ngồi lại với nhau và nói lời xin lỗi với nhau.

► Lắng nghe Giáo Pháp. Tìm đọc các bài Giáo Pháp trong sách hay trên các trang thông tin. Ngay cả khi đọc những điều không liên quan đến sân giận, nhưng khi đọc Giáo Pháp, sự sân giận của bạn sẽ phai đi.

► Tránh những người hay tức giận. Gặp gỡ, nói chuyện hay giao du với những người nóng nảy thường cũng làm bạn căng thẳng và bất an. Cuối cùng, coi chừng bạn cũng nổi giận luôn.

► Thực hiện lời cam kết. Sáng sớm khi tâm bạn tươi mới, hãy tâm niệm những lời như vầy: “Có thể chuyện gì đó sẽ làm tôi giận hôm nay. Một cuộc nói chuyện, một ai đó, hay một sự việc nào đó, chưa biết được, có thể làm bực mình tôi. Dù là chuyện gì, hôm nay tôi sẽ cố hết mình chánh niệm và sẽ không tức giận gì cả.”

► Nên nhớ rằng bạn không muốn chết khi đang còn sân hận. Nếu tâm còn bị mù rối vào lúc chết, thì bạn có thể sẽ bị tái sinh vào cảnh giới khổ đau. Cuộc đời là ngắn ngủi. Hãy sống trong sự thanh bình và hòa khí, không sân giận gì cả.

Dùng sự chánh niệm như trên là một nỗ lực hướng thiện khéo léo. Đầu tiên, chúng ta cố gắng ngăn phòng không cho sân giận khởi sinh. Nếu sân giận đã khởi sinh, chúng ta tìm cách đối trị nó. Hai hành động này phải nên được làm cùng một lúc, thì sẽ giúp chúng ta luôn được bình lặng. Rồi một ngày đẹp trời, ta có thể nói rằng: “À, thật tuyệt vời. Tôi trở thành người khác rồi. Tôi có thể xử lý sự sân giận của tôi. Điều này làm được nhờ có sự chánh niệm của tôi.

Khi tâm tĩnh lặng, thì chúng ta dễ tu dưỡng tâm từ (metta hay maitri trong tiếng Phạn). Cảm giác thiện lành này là một cảm nhận kết nối tương quan với mọi chúng sinh khác trên đời. Bởi vì chúng ta muốn bình an, hạnh phúc và niềm vui, nên chúng ta cũng nên biết rằng những người khác – bao gồm cả người thù ghét ta – cũng muốn được an bình, hạnh phúc và niềm vui. Thực hành ‘sự chánh niệm hàng ngày‘ như cách tôi đã gợi ý ở đầu sách là cách tốt nhất: tức là nên bắt đầu bằng những ý nghĩ “Tâm Từ” trước khi bạn bắt đầu thực tập chánh niệm về hơi thở và bốn nền tảng chánh niệm khác. [Quán niệm về Tâm Từ trước khi thiền]. Tâm từ chữa trị những vết thương do sân giận gây ra. Chúng ta cảm thấy dễ chịu, an toàn, và thật là nhẹ nhàng để có thể nói chuyện với mọi người mà không khởi một chút tâm sân giận. (Thông thường, ngay cả cha mẹ hay một người thân nhất nói một chữ hay một ý nào đó cũng có thể làm bạn khởi tâm bực bội, dù là rất nhỏ và chưa có gì là nguy hại. Nhưng nhiều lần như vậy thì trở thành quán tính [tập khí, thói tâm] hay thậm chí khuynh hướng [gông cùm] sân rất nguy hại cho mình). Ngay cả khi có ai ngầm hại mình, chọc tức hay thậm chí chửi rủa mình, thì chúng ta hãy cố đáp lại bằng sự nhẫn nhịn và lòng bi mẫn dành cho người ấy, như cách mà Đức Phật đã làm với ông Akkosana.

Tham Muốn và Dục Vng

Tham muốn là khắp nơi. Mọi vật đang sống đều tham muốn được sống, Ngay cả cây cỏ cũng “cố sức” sinh sôi, nhân rộng. Dục vọng chính là ‘kẻ sáng tạo’ ra chúng ta. Dục vọng của cha mẹ với nhau và dục vọng (theo nghiệp) của ta kết hợp lại tạo ra ta. Ngay cả những cảm giác đau không cũng tạo ra dục vọng. Khi những cảm giác đau đớn khởi sinh, chúng ta không ưa nó. Chúng ta muốn loại bỏ nó, và muốn được dễ chịu hơn. Cả hai tham muốn đó cũng đều là dục vọng. Chắc chắn chúng ta lại nghĩ tham muốn và dục vọng là cần thiết. Vì không có nó, thì không có sinh. Cuộc sống như chúng ta đã biết cũng đến lúc kết thúc mà, nếu không có dục vọng lấy gì tái sinh lại! Một mặt, chúng ta đúng. Dục vọng chính là động cơ tiềm tàng để liên tục sự sống trong cái vòng luân hồi chết sống (samsara) vô định và không kiểm soát được. Đúng như trong kinh có nói: “Tcả các pháp đều quy vcảm giác.

Dĩ nhiên cũng có những lúc vui sướng và hưởng thụ đáng quý trong đời. Đâu phải chúng ta cứ mãi mãi chịu toàn khổ đau. Phật cũng đã chỉ ra sáu mươi (60) niềm vui sướng và niềm hưởng thụ đó của con người. Sự thụ hưởng là phần thưởng cho những gì chúng ta phải chịu khổ trong đời. Đó cũng là lý do để cũng ta sống. (Nếu cuộc sống hoàn toàn đau khổ xuyên suốt thì cũng chẳng đáng sống).

Nhưng chúng ta phải chịu khó nhọc và cực khổ thì mới có được những điều thụ hưởng đó, bởi vì đau khổ luôn luôn đi kèm với sung sướng. Khi chúng ta hiểu biết hơn thông qua sự chánh niệm, ta biết rằng: Hễ khi nào chúng ta có được cảm giác dễ chịu vui sướng, thì ta muốn nắm giữ nó. Nếu có ai nói rằng nắm giữ và yêu thích điều vui sướng là không tốt, chúng ta sẽ phản đối ngay và biện hộ rằng:

“Làm sao tôi có thể sống mà không nắm giữ những ràng buộc với gia đình, nhà cửa và xứ sở của tôi?”. Sự thật là, chúng ta thật sự không muốn rời khỏi tham muốn, hay không muốn thừa nhận rằng những dính mắc hay mê đắm vào những khoái lạc giác quan như vậy rồi cũng kết thúc một cách không tránh được bằng sự thất vọng và khổ đau. Đó là những khoái lạc giác quan có thể được tạo ra từ những thứ như: sắc đẹp của người, vật, cảnh…(mắt); âm thanh nhạc điệu hay…(tai); mùi hương thơm tho, quyến rũ…(mũi); mùi vị thức ăn ngon, thức uống ngon…(lưỡi); giường êm, nệm ấm hay sự chạm xúc với bạn tình…(thân). Nhưng những cảm giác khoái lạc này rồi cũng hết, chỉ để lại sự bất toại nguyện và sự khổ đau cho ta, và ta tiếp tục chạy theo tìm kiếm lại những khoái lạc đó. Chúng ta cũng thừa nhận rằng những cảm giác vui sướng là vui sướng. Nhưng chúng ta cũng nên tự nhớ rằng, giống như mọi cảm giác khác, cảm giác khoái lạc cũng vô thường. Tham muốn níu giữ những gì mình yêu thích [như người thân, nơi chốn, nhà cửa, của cải, hay những trải nghiệm vui sướng nào đó…] thì mãi mãi là điều vô vọng!

Thêm nữa, đối với người muốn tập thiền, thì những khoái lạc giác quan như vậy sẽ làm xao lãng sự chánh niệm của chúng ta. (Không thể nói là để tôi đến ăn uống tiệc tùng cho đã thèm rồi sẽ về ngồi tập thiền chánh niệm.

Không có kiểu như vậy. Sự chánh niệm là trạng thái tâm. Nó phải được tập luyện một cách liên tục và không xao lãng). Ngay cả khi chúng ta đang ngồi thiền, một cảm giác thèm muốn ăn một miếng sô-cô-la hay một cảm giác ái tình khởi lên trong tâm. Nếu chúng ta để ngơ cho những cảm giác này tăng lên, thì sự chánh niệm sẽ biến mất. Khi chánh niệm bị mất thì lúc này tham dục sẽ chiếm chỗ trong tâm và chúng ta nghĩ rằng: “Đây là một cảm giác đẹp. Nó mang lại khoái lạc. Mùi hương này, mùi vị, âm thanh, sự chạm xúc này cho ta khoái lạc…đây là tất cả những gì ta cần có cho đời ta. Nó làm ta hạnh phúc, sung sướng; nó làm ta khỏe mạnh. Nó mang lại sự thỏa mãn hoàn toàn”.

Nhưng rồi, có lẽ, sau đó chúng ta lại nhận ra “Ta có tham muốn này trong ta”. Chúng ta nhớ rằng tham muốn này trói buộc ta trong cuộc sống hiện tại và sau này. Nó ‘phá bể’ sự chánh niệm của ta và ‘chặn ngang’ khả năng chánh định của ta. Người tu tập thì muốn thụ hưởng niềm vui hỷ lạc sâu sắc có được từ sự hành thiền thâm sâu giúp dẫn đến giải thoát khỏi mọi khổ đau. Nhưng nếu chúng ta dính vào khoái lạc giác quan (nhục dục), thì sự giải thoát là không thể nào có được. (Đây là triết lý của Phật giáo).

Vậy thì, chúng ta phải dùng sự chánh niệm để xuyên thủng qua bản chất giả tạm bề ngoài của sự tham muốn và khoái lạc, và suy xét [quán chiếu] rằng: “Nếu ta dính vào đối tượng này, ta sẽ kết thúc bằng sự đau khổ . . . vì ta không thể nm giữ được nó mãi mãi; ta không có cách nào kiểm soát được nó. Nếu ta dính vào nó, ta sẽ bmất đi sự chánh niệm. Ta đã thụ hưởng nhiu thứ trong đời . . . bây giờ chúng ở đâu?. Tại sao chúng ta phải hy sinh phút giây [chánh niệm] đáng quý này để đổi ly một khoái lạc giả tạm? . . . ta hãy nghĩ lại điều này”. Nhờ có chánh niệm nhu vậy, tâm tham dục sẽ phai biến, ít nhất là trong thời gian bây giờ. Khi nó biến mất, chúng ta nhận biết nó biến mất.

Chúng ta lại quán chiếu rằng: “Tham dục không còn trong tâm nữa”. Và chúng ta vẫn giữ chánh niệm để chắc rằng nó không quay trở lại. Sự vui sướng hay niềm hỷ lạc đích thực [không có đi kèm bởi khổ đau] thì chỉ có thể có được khi chúng ta tu tập tiến bộ hơn về chánh niệm. Khoái lạc giác quan vốn chỉ dẫn đến sự niềm vui sướng tạm thời và ngắn ngủi. Còn niềm hỷ lạc có được khi chúng ta đạt được sự chánh định sâu sắc (như tầng thiền định) sẽ mang lại sự bình an và tĩnh lặng dài lâu. Cảm giác có lợi này được đi kèm với ‘năng lực tinh tấn’ và ‘sự chú tâm’, cùng với sự tham muốn lành mạnh tiếp tục có được thêm những cảm giác tuyệt vời của niềm vui hỷ lạc được tạo ra bởi sự tu thiền định tuệ [Về điểm này, tôi đã giảng giải một cách chi tiết trong quyển sách “Chánh Định – ging bằng ngôn ngữ thông thường“]

Si Mê và Lầm Tưởng

Si mê là cách lầm lẫn mà chúng ta xem xét tất cả mọi sự vật. Ví dụ như cách chúng ta quan niệm về một cái ‘Ta’ như là một bản ‘ngã’ hay ‘linh hồn’ thường hằng; hay quan niệm rằng cái ‘Ta’ sở hữu một bản ‘ngã’ hay ‘linh hồn’ thường hằng. Vì có sự lầm lẫn này, chúng ta đã tin rằng những đối tượng và những cảm giác về đối tượng [dễ chịu, khó chịu, hoặc trung tính] có thể mang lại niềm hạnh phúc thường hằng, hoặc gây ra sự khổ đau thường hằng cho chúng ta.

Chúng ta thường nhận ra sự lầm lẫn này khi chúng ta trải nghiệm một cảm giác trung tính. Ví dụ, mặc dù ta đang khỏe mạnh và cũng đang thiền tập ngon lành, nhưng ta luôn có cái cảm giác ‘canh cánh’ gì đó trong tâm. Cảm giác này là trung tính, không dễ chịu cũng không khó chịu, nhưng khuynh hướng tiềm tàng của nó là sự lầm lẫn, ngu mờ. Chúng ta nghĩ, “Ta tồn tại. Đâu là cách bản thân của ta hoạt động. Cảm giác này và tất cả những cảm giác khác là phần của Ta”.

Điều gì gây ra sự lầm lẫn này?

Thứ nhất, khi chúng ta nhớ về lúc trẻ, chúng ta tin rằng cái ‘Ta’ đó cùng là một với cái ‘Ta’ đang sống bây giờ. Chúng ta quên tính rằng sắc thân, những cảm giác và những tập hợp uẩn khác [năm uẩn] đã thay đổi trong muôn vàn tỷ … cách từ lúc cái ta còn nhỏ cho đến bây giờ. Chúng ta cũng tin rằng cùng một cái
Ta’ đó sẽ sống đến tuổi già và thậm chí chuyển qua kiếp sau, không tính đến những sự thay đổi từ giờ cho đến sau này.

Thứ hai, những thông tin nhận được từ những giác quan dường như cũng ‘phụ trợ’ cho cách nghĩ và quan niệm sai lầm lẫn đó. Khi chúng ta nhìn cái thân hiện tại, nghe giọng nói hiện tại, ngửi mùi hương hiện tại, ăn và uống, và chạm xúc với mọi vật, chúng ta cho nghĩ rằng: “Đây là những giác quan mà Ta đã có ngày hôm qua, tuần trước, tháng trước, 60 năm trước. Ta vẫn còn nhớ câu chuyện đã nói với ông đó hay bà đó. Cùng một cái Ta đó đã tồn tại từ đó và sẽ tiếp tục sống cho đến mãi sau này.”

Người đời ai mà chẳng nghĩ như vậy. Nhưng chỉ cần có sự hiểu biết cơ bản về sự vô thường của vạn vật, một người có thể dễ dàng hiểu ra đó là một niềm tin sai lầm. Tất cả những thứ cấu tạo nên cái ‘Ta’ đó—bao gồm sắc thân, cảm giác, nhận thức, ý nghĩa, và ngay cả tâm thức—cũng đều là vô thường. Tất cả mọi thứ đều biến đổi, đều là vô thường. May mắn thay, tất cả những thói tâm [tập khí] lầm lẫn đó cũng vô thường luôn, ngay cả bản thân sự si mê đó cũng là vô thường. Cũng giống như sân tham, si mê cũng khởi sinh tùy theo những nguyên nhân và điều kiện. Khi chúng ta chánh niệm, suy xét và chú tâm quan sát, thì những nguyên nhân và điều kiện sẽ thay đổi, và sự si mê cũng
thay đổi và biến mất.

Sự Buông Xả

Một cảm giác có lợi nữa mà chúng ta hy vọng tu tập được nó thông qua sự tu chánh niệm là cảm giác buông xả. Khi chúng ta an trú trong sự buông xả, những cảm giác của chúng ta đều được cân bằng. Chúng ta không chối bỏ những cảm giác khó chịu, và cũng không nắm giữ những cảm giác dễ chịu. Chúng ta không còn bị lầm lẫn bởi sự ngu dốt, và bắt đầu nhìn thấy mọi thứ mọi sự một cách rõ ràng. Khi chúng ta không còn nhận lầm những cảm giác của mình mình, chúng sẽ trôi qua một cách lặng lẽ, còn lại chúng ta bình yên. Vì cũng là một cảm giác, buông xả là cảm giác trung tính và thuộc về tâm linh. Nó không phải là cảm giác dễ chịu hay khó chịu, nó là trung tính, nhưng
không phải là thờ ơ, không phải là “trơ” hay “vô cảm”. Mà chúng ta vẫn tỉnh thức và tỉnh giác và vẫn có thể tiếp tục quan sát thân, những cảm giác, những ý nghĩ, và những sự trải nghiệm khác mà không bị lôi kéo và thúc giục bởi tham sân.

Kinh Phật dạy rằng: khi chúng ta đang trong trạng thái buông xả và đang nhìn thấy một cảnh dễ chịu, khó chịu, hay trung tính, chúng ta nhận ra được nó là do điều kiện [hữu vi], là thô tế, và khởi sinh một cách tùy thuộc; thì chúng ta liền quay về với cảm giác buông xả rất nhanh như một cái chớp mắt. Thủ thuật này cũng nên được áp dụng một cách tương tự đối với các giác quan còn lại, như vầy:

“Khi [những thiền sinh] nghe một âm thanh dễ chịu, khó chịu, hay trung tính, họ hiểu được nó là có điều kiện [hữu vi], là thô tế, và khởi sinh một cách tùy thuộc. Thì họ liền quay về với cảm giác buông xả rất nhanh như một cái búng tay.

“Khi [những thiền sinh] ngửi một mùi hương dễ chịu, khó chịu, hay trung tính, họ hiểu được nó là có điều kiện, là thô tế, và khởi sinh một cách tùy thuộc. Thì họ liền quay về với cảm giác buông xả rất nhanh như giọt nước lăn xuống khỏi mặt lá sen nghiêng.

Tương tự như vậy, khi [những thiền sinh] trải nghiệm một ý nghĩ và một cảm nhận dễ chịu, khó chịu, hay trung tính khởi sinh, họ hiểu được nó là có điều kiện, là thô tế, và khởi sinh một cách tùy thuộc. Thì, giống như khi hai hay ba giọt nước rơi xuống một tấm sắt được nung đỏ cả ngày, sự rơi của giọt nước có thể chậm, nhưng chúng sẽ lập tức biến thành hơi và biến mất. Cũng giống như vậy, những cảm nhận khởi sinh từ những ý nghĩ được thay thế một cách nhanh chóng và dễ dàng bằng sự buông xả.”

Bằng sự buông xả, chúng ta không còn bị khó khổ với những thăng trầm lên xuống của khoái lạc và đau khổ. Tâm và thân được giữ cân bằng. Chúng ta không còn bị bất an, bị kích động, và lo lắng. Sự lầm lẫn đã chấm dứt và chúng ta an trú đồng điệu với thực tại. Thậm chí những tham muốn tinh tế [lành mạnh] để kéo dài một trải nghiệm đẹp đẽ cũng biến mất. Thay vào đó, chúng ta cảm giác một lòng từ tâm bao la và lòng bi mẫn vô biên.

Sau khi đã buông bỏ hết những gì mà Phật đã gọi là những cảm giác khoái lạc “thấp hèn” — như khoái lạc về cuộc sống vật chất, gia đình, bè bạn, sức khỏe, sự giàu có…]. Và chúng ta trải nghiệm được những cảm giác hỷ lạc “cao quý” — như những niềm hỷ lạc sâu sắc của những trạng thái [tầng] thiền định cao sâu hơn. Càng đạt đến những trạng thái cao hơn, niềm hạnh phúc [chân phúc] của chúng ta càng tăng cao lên cho đến khi chúng ta đạt được điều mà Phật gọi là “sự chấm dứt mọi cảm giác và nhận thức”. Từ đó, chúng ta tiếp tục đi lên đến niềm hạnh phúc “cao quý nhất” hơn tất cả mọi hạnh phúc: đó là Niếtbàn — sự giải thoát hoàn toàn khỏi mọi khổ đau.

Thiền sư Henepola Gunaratana