CHIA SẺ

Trong khi mục tiêu quan trọng nhất của giáo lý Đức Phật là chấm dứt sự tái sanh dưới ảnh hưởng của vô minh và nghiệp chướng, để đạt đến Niết bàn (nibbāna), thì những bài kinh cũng tán dương những thành tựu tâm linh này. Khi hành giả thông suốt vượt qua mọi khía cạnh của tâm thiền (jhānas) và bốn thiền vô sắc được tán dương vì trạng thái an lạc và xả niệm thanh tịnh.

Khi hành giả thông suốt các hiện tượng bên ngoài và hiện tượng tự nhiên, thì hành giả sẽ đạt được năm trí hay năm thần thông đầu tiên (abhiñññā, abhijñā). Quả của thiền định (samādhi) là năm thần thông sẽ mang lại cho các hành giả sức mạnh thể chất và tinh thần siêu nhiên, cho phép hành giả thực hiện những kỳ công không thể giải thích bằng các phương tiện khoa học có sẵn.

Trong khi một số người không phải là Phật tử xem thần thông là mục đích của con đường tu, thì Đức Phật nhấn mạnh rằng chỉ có Niết bàn mới đích thực là sự giải thoát mọi sự khổ và đó là mục đích chính. Do đó, khi nuôi dưỡng những thần thông siêu nhân, điều cần thiết là có một động cơ tốt và để tránh không để rơi vào bẫy của kiêu ngạo và chấp thủ. Từ bi sử dụng những thần thông này để làm lợi ích cho người khác và truyền bá giáo lý của Đức Phật có ý nghĩa thì được.

Năm thần thông là:

1) Thần Túc Thông (iddhi, ṛddhi): khả năng di chuyển không hạn chế như phi thân, di chuyển tức thời. Thậm chí còn có thể tàng hình, hiện thân to, nhỏ tùy ý. Năng lực siêu nhiên được dựa trên sự tập trung mạnh mẽ của jhāna thứ tư. Chúng cho phép chúng ta phản đối luật khoa học thông thường bằng cách đạt được sự làm chủ thiên nhiên. Chúng ta có thể làm cho cơ thể của chúng ta vào nhiều cơ thể và sau đó biến các cơ thể kia trở lại trong một thân thể. Chúng ta có thể trở nên vô hình, xuất hiện và biến mất theo ý chí, đi qua các bức tường và những ngọn núi một cách dễ dàng, đi dưới lòng đất, đi bộ trên mặt nước, và bay vào không gian.

Chương 12 của Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhimagga) mô tả sự huấn luyện khắt khe cần thiết để thực hiện điều này, đạt được mỗi tầng thiền (jhāna) bằng cách sử dụng các đề mục (kasiṇas) khác nhau, tiến triển qua tất cả tám tầng thiền (tứ thiền và tứ không) theo thứ tự về phía trước và ngược lại, xen kẽ sự nhập thiền khác nhau v.v…

Với sức mạnh tinh thần phi thường này, chúng ta hướng tâm trí của chúng ta vào việc thực hiện các năng lực siêu nhiên. Thông qua sức mạnh của ý định, và dựa trên trí bén nhạy và sự nhanh nhẹn sâu xa này trong samādhi, chúng ta đạt được các năng lực thần thông siêu nhiên được mô tả ở trên.

2) Thiên Nhĩ Thông (divine ear) tăng khả năng nghe của tai, không bị trở ngại của ngôn ngữ, giống loài, có thể nghe được mọi âm thanh trên thế gian, hiểu được tiếng muôn loài. Có khả năng nghe thấy âm thanh trong thế giới của con người, cõi trời, và các cõi khác và các hướng mà chúng sinh cư ngụ. Chúng ta có thể nghe những âm thanh xa xôi này dễ dàng như thể chúng đang ở gần đó.

3) Tha Tâm Thông (understanding the minds of others) khả năng biết được suy nghĩ của người khác. Chúng ta biết tâm trí của người khác như bị ảnh hưởng và không bị ảnh hưởng bởi sự chấp trước, tức giận và nhầm lẫn; bậc cao quý hay không cao quý, tập trung hay không tập trung, giải thoát hay không giải thoát. Các trạng thái tinh thần khác được biết đến rõ ràng như thấy một dấu chấm trên khuôn mặt của chúng ta được phản chiếu trong một gương sáng rõ ràng.

4) Thần Túc Thông (Recollection of past lives) khả năng nhìn thấy được trăm ngàn kiếp quá khứ của mình và người khác. 

5) Thiên Nhãn Thông (divine eye) khả năng nhìn của mắt, không bị trở ngại bởi khoảng cách, chướng ngại vật, thậm chí còn nhìn xuyên thời gian, nhìn thấy những sinh vật ở thế giới khác. Với thiên nhãn, chúng ta có thể nhìn thấy chúng sinh chết và tái sanh trong kiếp sau theo nghiệp tương ứng của họ. Chúng ta biết những hành động của chúng sinh là nguyên nhân cho sự tái sanh trong những cõi cụ thể và có thể nhìn thấy những biến cố ở những nơi xa xôi và những không gian khác trong vũ trụ. Hành giả có khả năng thần thông này có thể sử dụng nó để biết được nghiệp của chúng sinh, chúng sanh nào sẽ có thể hưởng lợi ích trong khả năng thâm nhập Pháp, thì hành giả với sức mạnh siêu nhiên, sẽ đi đến những nơi này để dạy cho những chúng sanh đến thời cơ gặp Phật pháp đó. 

6) Lậu Tận Thông (knowing the destruction of all pollutants) khả năng làm chủ bản thân tuyệt đối, ý nghĩ được kiểm soát, không còn vọng tưởng (suy nghĩ vẩn vơ), không còn nghi ngờ, không bị nhiễm ô dù trong hoàn cảnh nào, tâm thức tĩnh lặng, xóa bỏ mọi nghiệp chướng (tốt hoặc xấu). Người đạt Lậu Tận Thông sau khi chết (gọi là Viên Tịch hoặc Tịch Diệt) sẽ không còn luân hồi sinh tử, sẽ ở trong một trạng thái vô cùng trong sáng, thoải mái, mà Phật giáo gọi là Niết bàn. Lậu tận thông là mục đích cuối cùng của bất cứ người xuất gia theo Đạo Phật nào. Không giống như các thần thông khác, thần thông này đòi hỏi việc đoạn tận các lậu hoặc và không đòi hỏi toàn bộ năng lực của samādhi như là một điều kiện tiên quyết. Theo các luận nói rằng chúng ta có thể đạt được Lậu Tận Thông trên cơ sở của bất kỳ bốn jhānas hoặc tiếp cận thiền vị. Thần thông này nhận ra “người được giải thoát bởi trí tuệ” (cetovimuttipaññāvimutti, cittavimuktipra-jñāvimukti), và đạt đến Niết bàn (nibbāna), hoàn toàn không có các phiền não. Đức Phật dạy ba thành tựu tâm linh là Niết bàn, thiền định và thần thông, nhưng ngài không mong tất cả các đệ tử của mình hoàn thành hai cái sau. Ngài biết đệ tử Phật có nhiều năng khiếu và sở thích khác nhau. Người đạt Niết bàn nhưng không phải là hai khả năng kia là “người được giải thoát bởi trí tuệ” (paññāvimutta, prajñāvi-mukta).

Người này có thể đạt được jhāna hoặc có thể đạt được giải thoát mà không có jhāna, do phát triển trí tuệ và tiêu trừ các phiền não trên cơ sở thiền định. Những người chứng đạt Niết bàn cũng như những tầng thiền định khác nhau đã làm chủ được rất nhiều trạng thái tinh thần và được gọi là “những người được giải thoát theo cả hai chiều” (ubhatobhāgavimutta, ubhayatobhāgavi-mukta). Các bậc Thanh Văn (Śravakas) đạt đến Niết bàn (nibbāna) cũng như làm chủ các trạng thái tinh thần và có những thần thông được gọi là “những vị A la hán có sáu thần thông” (chalabhiññā arahant, ṣaḍhhijana arhat). Tại các nước Phật giáo Nguyên Thủy (Theravāda), chúng ta tìm thấy cả ba bậc thánh này cho đến ngày nay. 

Tôi nghe nói về một nữ thiền sinh, người Ấn Độ tên là Dipaha, người nổi tiếng với tư cách là người vào dòng thánh (Tu đà hoàn); cô đã qua đời cách đây hơn hai mươi năm. Theo lời mô tả của sư phụ của cô, cô đã nắm vững tất cả tám trạng thái thiền định và năm thần thông thức. Cô có thể nhập thiền trong một khoảng thời gian cụ thể nào đó và xuất thiền theo như ý muốn chính xác vào thời điểm nào đó. Sư phụ của cô chứng thực về năng lực của cô bằng cách: một ngày, ông nhìn thấy cô đang trôi nổi trên bầu trời phía trên các ngọn cây bên ngoài cửa sổ của mình và vào một lần khác nhìn cô lặn xuống mặt đất và nổi lên từ mặt đất. 

Một ngày nọ, sư phụ và một thiền sư khác sắp xếp cho một người nào đó để ở bên cô ấy tại một địa điểm, nhưng cùng lúc, cô lại hiện diện một chỗ xa cách mười dặm vì có một cuộc hẹn khác. Thế đó, có rất nhiều câu chuyện như vậy về cô ấy, nhưng cô ấy vẫn luôn là một hành giả hiền lành và chân thành. Cô ra đi một cách đầy thú vị: cô cúi chào Đức Phật và qua đời trước khi cô đứng dậy được.

Năm thần thông đầu tiên là năng lực trần tục đạt được qua jhāna thứ tư. Lậu tận thông là siêu thế gian. Mặc dù những người không phải là Phật tử có thể hiện thực năm thần thông đầu tiên, nhưng chỉ có Phật tử mới phát triển trí tuệ cần thiết để đạt đến cái thứ sáu, giải thoát của bậc A la hán. Ba thần thông còn lại: túc mạng thông, thiên nhãn thông và lậu tận thông là ba trí mà đức Phật đã đạt được dưới gốc cây bồ đề.

Đôi khi có hai phần khác như minh sát tuệ và cơ thể tinh thần – cũng được nằm trong danh sách các thần thông, nên tổng cộng là tám. Minh sát tuệ (vipassanā ñāṇa, vipaśyanā jñāna) nhận biết rằng: “Thân thể này của tôi, được tạo thành từ hình thể vật chất, bao gồm bốn đại, do tinh cha huyết mẹ sinh ra, và được chế tạo từ cơm và cháo và phải chịu sự vô thường … Và ý thức của tôi được hỗ trợ bởi nó và gắn bó với nó”(MN 77:29).

Nhờ năng lực của thiền na (jhāna), chúng ta có thể tạo ra một thân thể tinh thần (mano-mayakāya) – một thân thể vật chất với chân tay và các nguồn cảm giác, đó là bản sao chính xác của thân thể chúng ta. Một khi cơ thể tinh thần được chiết xuất từ cơ thể vật chất – giống như một cây sậy được chiết xuất từ vỏ bọc – tâm chúng ta kiểm soát, vì nó không có tâm trí của riêng nó; mặc dù đối với người khác, nó giống như một cơ thể bình thường được di chuyển theo ý thức của chính nó. Thân thể tâm trí có thể du hành đi đến những nơi xa xôi trong khi chúng ta vẫn ở tu viện. Nó có thể đang dạy Phật Pháp ở nơi khác và khi xong mục đích phục vụ, chúng ta có thể khiến nó trở lại cơ thể chúng ta.

Theo truyền thống Phạn ngữ, việc nuôi dưỡng năm thần thông đầu tiên là cần thiết cho Bồ tát, để đem lại lợi ích lớn cho chúng sinh và tích lũy được vô lượng công đức cần thiết để đạt được sự giác ngộ trọn vẹn. Bồ tát đi đến cực lạc, nơi các ngài có thể lắng nghe lời dạy pháp trực tiếp từ Đức Phật và tạo ra vô lượng công đức bằng cách dâng phẩm vật cúng dường cho chư Phật và thánh chúng ở đó. Tuy đang ở đó, nhưng bằng thiên nhĩ thông, Bồ Tát có thể cũng đang lắng nghe lời dạy ở những nơi khác. 

Hiểu được tất cả các ngôn ngữ, các ngài có thể nghe một loạt các giáo lý và có thể giảng cho đệ tử bằng ngôn ngữ riêng của họ. Thông qua tha tâm thông, Bồ tát trực tiếp biết được sở thích và định hướng của người khác cũng như các mô hình cảm xúc và những suy nghĩ thường xuyên của chúng sanh để các ngài có thể dạy cho họ cách khéo léo. Thông qua túc mạng thông, Bồ Tát có thể tìm kiếm những người cố vấn tinh thần, những bậc đạo sư hành Pháp và những người bạn tâm linh mà chúng sanh đó quen biết trong những kiếp trước, để giúp chúng sanh đó tiến bộ nhanh chóng trên con đường đạo.

Thiên nhãn thông cho phép các Bồ Tát biết được những khuynh hướng nghiệp báo của người khác và khả năng tu học Pháp của họ, do đó các Bồ tát có thể tiếp xúc và hướng dẫn theo căn cơ của họ. Các Bồ tát cũng biết những kết quả nghiệp báo của hành động mà chúng sanh đang tạo ra bây giờ, nên các ngài biết cách hướng dẫn họ cho có hiệu quả hơn. Bồ tát có thể xác định được các đệ tử kiếp trước của họ và bởi sự liên kết nghiệp báo, nên các ngài sẽ giúp họ trong những hình thức sống hiện tại tốt đẹp hơn.

Lậu tận thông là trí tuệ hiểu biết về mức độ đạt được tinh thần của chính họ và những con đường mà họ đã đạt được. Tuy đức Phật đạt những thần thông siêu việt, ngài không khoe khoang và ngăn cấm các đệ tử ngài làm như vậy. Để đảm bảo rằng các tăng sĩ luôn khiêm tốn, một trong những giới luật của chúng xuất gia là không được tuyên bố công khai rằng mình là một vị A La Hán hoặc có những thần thông đặc biệt này. Suốt qua nhiều thời đại, các đệ tử của đức Phật với những khả năng thần thông này đã sử dụng chúng một cách kín đáo, mà không gây chú ý, làm việc một cách không phô trương để lợi ích cho những người khác và cho việc truyền bá những lời dạy của đức Phật.

Đạt được những thần thông này thông qua samādhi mà không có động lực chính xác, có thể sẽ nguy hiểm. Nếu ai đó không nuôi dưỡng lòng bi mẫn, vị đó có thể sử dụng những năng lực này để có được sức mạnh, sự tôn trọng, hoặc đạt được danh lợi vật chất, thì sẽ cách xa mục đích của Phật giáo là sự giải thoát và thức tỉnh hoàn toàn. Một vài người trần thế có được thiên nhĩ thông bằng sức mạnh của nghiệp, họ có thể biết một sự kiện trong tương lai hoặc những suy nghĩ của ai đó. Nhưng những khả năng này có giới hạn về phạm vi, bị mất khi chết và cái mà họ cảm nhận có thể không hoàn toàn đúng đắn theo đạo. Sở hữu thần thông thật ra không hẳn là người đó có sự giác ngộ.

Đức Dalai Lama 14 và Ni Sư Thubten Chodron
Việt dịch: Ni Sư Thích Giới Hương & Tỳ Kheo Thích Đạo Tỉnh
Nguồn: Một bậc đạo sư, nhiều truyền thống