CHIA SẺ

Trường phái mẹ, xưa nhất của bốn trường phái chính của Tây Tạng là Nyingma, “Cổ Mật.” Trong lúc Phật giáo đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ bảy trong sự trị vì của Srongtsen Gampo, vị vua thứ ba mươi ba của triều đại Chogyal, các học giả đều đồng ý rằng Phật giáo được chính thức thiết lập ở đây vào cuối thế kỷ thứ tám. Căn cứ cuối cùng này của Phật giáo ở Tây Tạng được hoàn tất bởi đại hiền triết Guru Padmasambhava và học giả nổi tiếng Shantarakshita dưới sự bảo trợ của Thrisong Detsen, vị vua thứ ba mươi bảy của triều đại Chogyal. Sau đó, cho đến thế kỷ thứ mười một, khi các trường phái khác nổi lên bằng việc đem các giáo lý đã phiên dịch mới và dòng truyền từ Ấn Độ đến Tây Tạng thì chỉ có một trường phái Phật giáo duy nhất, và trường phái đó được biết là Nyingma từ thế kỷ mười một. Nyingma là một trường phái được nuôi dưỡng đến ngày nay. Nhưng từ thế kỷ mười một, các học viện tôn giáo xuất chúng lại thành công bởi các trường phái khác.

Sự đóng góp của Nyingma cho Lịch sử và Văn hóa Tây Tạng

Sự phân biệt chủ yếu giữa Nyingma và các trường phái khác không phải là kết quả của sự xuất hiện các sutra (giáo tông), giáo lý đạo Phật phổ thông, cũng không phải của ngoại tantra, giáo lý mật tông phổ biến, mà là của nội tantra, các phạm trù tantra cao hơn. Phái Nyingma đi theo Ngag Nyingma (sNgags rNying Ma), “Cựu Mật”, được phiên dịch sang tiếng Tây Tạng trong giai đoạn phiên dịch ban đầu (thế kỷ thứ bảy) bởi nhiều đại dịch giả như Vairochana, Kawa Paltseg, Chog-ro Lu’i Gyaltsen và Zhang Yeshe De của thế kỷ thứ tám cho đến Smriti trong thế kỷ thứ mười một. Ba trường phái khác đi theo Ngag Sarma (sNgags gSar Ma), “Tân Mật”, được phiên dịch sang tiếng Tây Tạng trong giai đoạn phiên dịch sau này, bắt đầu với đại dịch giả Rinchen Zangpo (958 – 1055) trong thế kỷ mười một.

Vào các giai đoạn khác nhau, mỗi một trong bốn trường phái chính trở thành trạng thái giáo hội: Nyingma từ thế kỷ thứ bảy qua thế kỷ mười một và sau đó Sakya, Kagyu, và Gelug về sau nữa với sự trợ giúp của các nhà cầm quyền Mông CổTrung Quốc và Tây Tạng.

Trong thời gian ban đầu của phái Nyingma, những thay đổi đáng ngạc nhiên của một xã hội, chính trị, giáo dục, và phẩm cấp tinh thần diễn ra trong nền văn minh Tây Tạng. Những nhà nghiên cứu học Tây Tạng ít lưu ý đến sự đóng góp phát triển trong giai đoạn ban đầu này của Nyingma. Trước khi Phật giáo đến, người Tây Tạng nổi tiếng là những chiến binh, liên tục đe dọa các nước láng giềng, họ đi theo tiền thân đạo Phật bản xứ của họ, được biết là đạo Bon, chủ yếu là thờ phụng thiên nhiên và thực hiện sự cúng tế. Nhưng vì Phật giáo nổi bật lên và có được sức mạnh, người Tây Tạng dần dần bị thu hút vào đời sống trí tuệ của đạo Phậthết sức coi trọng sự chung sống của tất cả chúng sanh và tiếp nhận thái độ hòa bình và hòa hợp với thiên nhiênTây Tạng trở thành một nguồn kiến thức và một vùng an bình cho trung Á. Bản chữ viết và văn phạm cho ngôn ngữ người Tây Tạng được Ngài Thonmi Shambota giới thiệu trong thế kỷ thứ bảy, và kinh điển đạo Phật bắt đầu được phiên dịch sang tiếng Tây Tạng.

Tây Tạng, một vùng đất của người hung dữ cư trú, được kiểm soát bởi các bộ trưởng tà ác, và bị ám bởi các năng lượng tinh linh tiêu cực, đã được an định và chuyển hóa thành một xã hội tâm linh và văn minh qua trí tuệ và năng lực giác ngộ của Guru Padmasambhva (Đạo Sư Liên Hoa Sanh) và các nhà hiền triết khác của đạo Phật. Samye, trường đại học Phật giáo đầu tiên của Tây Tạng được khánh thành vào cuối thế kỷ thứ tám. Ngài Santarakshita đã phong chức tu sĩ cho bảy người, “bảy người của việc kiểm tra thử thách” (Sad Mi Mi bDun). Về sau, hàng trăm người khác thọ giới, dẫn đến việc hình thành một trong những cộng đồng tu viện vĩ đại nhất trên thế giới. Đức Guru Padmasambhava và các vị thầy khác đã thụ giáo “hai mươi lăm người: vị vua và các thần dân” (rJe ‘Bangs Nyer lNga) và hàng trăm người khác đi vào tantra. Ngay cả ngày nay, Tây Tạng cũng được biết là một xứ sở của phép lạ, huyền bí, và giác ngộ. Trong sự trị vì của Thri Ralpachen, vị vua thứ bốn mươi của triều đại Chogyal, các dịch giả đã soạn thảo một từ điển Phạn-Tạng về thuật ngữ của đạo Phật dưới tiêu đề Chetrag Togpar Chedpa Chenmo (Tạng, Bye Brag rTogs Par Byed Pa, Phạn, Mahavyutpatti). Nhà vua ra sắc lệnh tất cả sự phiên dịch phải dùng những thuật ngữ được tiêu chuẩn hóa một cách đồng nhất để bảo đảm tính trước sau như một. Vì chính sách này, ngay cả đến ngày nay việc đọc những bản dịch trong thế kỷ thứ chín hay việc dịch từ tiếng Tây Tạng sang tiếng Phạn đều không khó. Sự hoàn toàn đồng nhất trong phiên dịch toàn bộ tập văn sao lục, vô số phần chính của kinh điển và luận giảng của đạo Phật Ấn Độ, là một thành đạt vô song của nền văn minh Tây Tạng. Và đây là một đóng góp của phái Nyingma cho lịch sử trí tuệ của Tây Tạng.

Trong thời gian ban đầu của nó, phái Nyingma đóng một vai trò không thể thiếu trong việc làm mạnh mẽ năng lực thế tục của các nhà cầm quyền trung ương và trong việc củng cố toàn thể Tây Tạng như một xứ sở. Vào lúc Tây Tạng được tự do, người Tây Tạng đứng trên chính chân họ, hưởng thụ sự thịnh vượng đặt nền tảng trên chính tài nguyên họ và đối phó với nước ngoài bằng chính sức mạnh của họ. Trong thời gian này, phái Nyingma đã thiết lập hai hệ thống tăng lữ: các tu sĩ mặc y áo màu vàng nghệ (Rab Byung Ngur sMrig Gi sDe), là người ở trong các tu viện, và người để tóc dài mặc y trắng (Gos dKar lChang Lo’i sDe), là những tu sĩ mật tông bình thường sống trong đền thờ và làng mạc. Sự giới thiệu của hệ thống tăng lữ y-trắng đem lợi ích đến nhà của thiện nam tín nữbảo tồn Giáo Pháp ở mức độ tận gốc. Trái lại, trong giai đoạn sau này của Giáo Pháp Tây Tạng, các trường phái khác tập trung nghiên cứu và thực hành Phật giáo nhiều hơn tu sĩ trong các tu viện để duy trì sự thuần tịnh của truyền thống.

Không may, Lang Darma, vị vua thứ bốn mươi mốt và là vị vua cuối của triều đại Chogyal, hủy hoại Phật giáo, những tu viện và truyền thống tu viện tại trung tâm Tây Tạng. Mãi gần một thế kỷ mới đem Giáo Pháp trở lại vùng trung tâm này. Một số học giả lỗi lạc đào thoát đến miền Đông Tây Tạng và sau này đem về lại nhiều giáo lýbao gồm dòng truyền thụ giới Vinaya của Shantarakshita, gọi là Medul (sMad ‘Dul), đó vẫn là dòng truyền tu viện chính cho cả hai trường phái Nyingma và Gelug. Nhiều vị thầy tantric và giáo lý của các Ngài tiếp tục tồn tại vì các Ngài đã hòa nhập trong dân làng. Ngoài ra, nhiều giáo lý và dòng truyền tantra được cứu thoát bởi Nubchen Sangye Yeshe, người làm vị vua sợ hãi bởi sự phô diễn năng lực huyền bí của Ngài. Nhưng cách bảo tồn giáo lý hiệu quả nhất qua sự thăng trầm của thời gian đã được chứng minh là hệ thống Terma (gTer Ma), sự cất giấu các kho tàng Giáo Pháp qua năng lực giác ngộ của các vị thầy mật tôngPhương pháp trao truyền và bảo tồn đã được ban phước trên phái Nyingma bởi người sáng lập ra nó, Đức Guru Padmasambhava.

Giáo lý vô song của Dòng truyền Nyingma

Nyingma, trường phái Cổ Mật, phân loại toàn bộ giáo lý đạo Phật thành chín thừa (Theg Pa dGu). Gồm ba thừa giáo điển – Shravakayana (Thanh Văn Thừa), Pratyebuddhayana (Độc Giác Thừa), và Mahayana (Đại Thừa) – là chung cho mọi trường phái, nhưng sự giải thích về chúng có phần khác biệt từ phái này sang phái khác. Giáo lý của ba tantra ngoại (Phyi rGyud sDe gSum) cũng ít nhiều tương tự với ba của bốn phân chia tantric (rGyud sDe bZhi) của Tân Mật. Nhưng các kinh điển và nguồn của ba tantra nội (Nang rGyud sDe gSum) – Mahayoga, Anuyoga, và Atiyoga – lại khác với ba phân chia nhỏ của Anuttaratantra (rNal ‘Byor Bla Med rGyud): tanra cha, mẹ, và bất nhị của phái Tân Mật. Theo phái Nyingma, giáo lý của ba tantra nội được hiển lộ bởi nhiều vị Phật khác nhau, như đức Phật Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa) và Vajrapani (Kim Cương Thủ) trong tướng Báo Thân (Sambhogakaya), đến các vị đại hiền triết đạo Phật như Vua Ja, Năm Vị Xuất Sắc, và Prahevajra, vào nhiều lúc khác nhau. Những giáo lý này đến qua ba cách trao truyền: tâm giác ngộ (dGongs brGyud), biểu tượng (brDa brGyud), và trao truyền miệng, trái lại theo Tân Mật giáo lý Anuttaratantra do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy trong chính kiếp sống của Ngài.

Trong Nyingma, các tantra ưu việt là Gyuthrul Drawa Sangwa Nyingpo (sGyu ‘Phrul Drva Ba gSang Ba sNying Po), Drubpa Kagye (sGrub Pa bKa’ brGyad), Do Gongpa Dupa (mDo dGongs Pa ‘Dus Pa), và kinh điển Dzogpa Chenpo. Giáo lý của các tantra này tự chúng biểu hiện trong hai phạm trù chính: (1) Nhiều tantra của Nyingma được trao truyền qua dòng truyền không tóm tắt được biết như Kama (bKa’ Ma), Tantra phù hợp với kinh điển. Tất cả bản văn thuộc về phạm trù này vẫn còn tồn tại đều hiện diện trong tuyển tập của Nyingma Gyubum (rNying Ma rGyud ‘Bum) và Kama. (2) Hàng ngàn bộ giáo lý tantric được bảo tồn và trao truyền qua một dòng truyền vắn tắt, hoặc dòng truyền ngắn được biết như dòng truyền Terma, các Kho tàng Giáo Pháp được Chôn dấu và Phát hiện.41 Đó là những giáo lý được trao truyền và cất dấu trong tánh giác ngộ của tâm những vị đệ tử của Đức Padmasambhava trong thế kỷ thứ chín. Ngày nay chúng vẫn được tiếp tục phát hiện bởi hàng trăm vị Terton (gTer sTon), những Bậc Khai Mật Tạng, là những vị đệ tử của đức Padmasambhava tái sanh. một số bản văn Terma chính này vẫn còn và tìm thấy trong sưu tập của các kho tàng terma quý báu (Rin Ch’en gTer mDzod).

Mỗi một tantra trong ba tantra nội nhấn mạnh một phương diện thiền quán khác nhau: Mahayoga nhấn mạnh rèn luyện thiền định để phát triển thân tướng vật chấtlời nói diễn tả, và tư duy của hành giả như thân, khẩu, và ý vajra (kim cương) của chư Phật. Anuyoga đi tìm sự viên mãn trí tuệ quang minh bổn nguyên của cực lạctrong sáng, và thoát khỏi mọi khái niệm bằng cách áp dụng các kinh mạch, năng lượng, và tinh túy của thân vajra hành giả. Trong Atiyoga (Tạng, rDzogs Pa Ch’en Po, Phạn, Mahasandhi, Đại Viên Mãn), bằng cách nhận ra tánh giác nội tại (Rig Pa), Phật tánhtừ tâmhành giả an trụ trong sự rộng mở của chính giác tánh nội tại tự hiện, không tạo tác và phát sinh.

Sau khi học và phân tích thấu suốt giáo lý, những người đi theo Atiyoga thực hành các giai đoạn rèn luyện tiên quyết một cách dần dần. Khi hành giả sẵn sàng cho Dzogpa Chenpo, vị thầy hướng dẫn họ đến tánh giác nội tại, bản tánh tuyệt đối của tâm. Sau khi nhận ra thật tánhhành giả thiền định trên nó cho đến khi mọi hoàn cảnh đều trở thành một trong trạng thái nhận biết, và hành giả hòa nhập tất cả vào chân lý phổ quát. Nếu hành giả đã viên mãn nhận biết, thì mọi biểu hiện của đời sống đều trở thành năng lực của giác tánh nội tại (Rig rTsal). Ngài Jigme Tenpa’i Nyima (1865 – 1926) tóm tắt sự thiền định của Dzogpa Chenpo:

Trong Dzogpa Chenpo, từ lúc bắt đầu, hành giả sử dụng giác tánh nội tại như con đường hay chỉ duy trì tánh giác nội tại. Hành giả không được sử dụng khái niệm vì những khái niệm là tâm thứcHành giả thiền định (trên giác tánh nội tại sau khi) nhận ra tâm từ giác tánh nội tại.42

Sự viên mãn nhận biết của Dzogpa Chenpo là sự đạt được trạng thái toàn giácPhật quả. Trước các bằng chứng nhiều vị thầy Dzogpa Chenpo cho đến giữa thế kỷ này đã đạt được Jalu (‘Ja’ Lus), Thân Cầu Vồng vào lúc họ chết. Trong Jalu, tâm thức và ngay cả thân thô nặng các Ngài đều hòa tan vào giữa ánh sáng không để sót lại bất cứ thứ gì (có khi còn để lại tóc và móng tay, chân). Một số vị thầy Dzogpa Chenpo đạt được Phowa Chenpo (‘Pho Ba Ch’en Po), trong đó các Ngài chuyển hóa thi thể đã chết thành thân ánh sáng vi tế để phục vụ người khác.

Dòng truyền Longchen Nyingthig

Longchen Nyingthig là vòng giáo lý Terma được Ngài Kunkhyen Jigme Lingpa (1729 – 1798) phát hiện như một Ter Tâm. Có nhiều tu việnni viện quan trọng, và những nơi ẩn dật trong tất cả ba tỉnh của Tây Tạng, Bhutan, và Sikkim còn duy trì truyền thống Longchen Nyingthig.

Ở trung tâm Tây Tạng có hai ni viện trở thành các trung tâm quan trọng cho truyền thống Longchen Nyingthig vì lịch sử quan trọng của nó. Chúng là Tsering Jong, được chính Ngài Jigme Lingpa xây dựng như một tu viện nhập thất và sau này trở thành một ni viện, và ni viện Shugsesb ở gần Kang-ri Thokar, nơi Ngài Longchen Rabjam dùng phần lớn cuộc đời Ngài và viết hầu hết các tác phẩm nổi tiếng của Ngài, và là nơi Ngài Shugsesb Lochen (1841? – 1940) đã sống và giảng dạy trong nhiều thập niên.

Trong tỉnh Kham, tại tu viện Dzogchen và nhất là đại học nổi tiếng Shrisimha, thì Longchen Nyingthig là một trong những thực hành chính. Ngoài ra cũng có nhiều tu viện lớn, đơn giản và độc nhất trong việc hồi hướng chính chúng dành riêng cho giảng dạy và thực hành Giáo Pháp thực sự với một ít hay không có cấu trúc liên quan đến tính quan liêu, không có sưu tập tiêu đề hay tài sản vật chất, như là các tu viện được trụ trì bởi Ngài Jigme Gyalwe Nyuku và Paltrul Rinpoche ở thung lũng Dzachukha, những nơi nhập thất của Nyoshung Lungtog, Adzom Drupa, Yulkhog Chatralwa, Lama Munsel, và Khenpo Chokyab.

Ở Amdo, tu viện Dodrupchen là tu viện quan trọng nhất cho Longchen Nyingthig, vì nó dành riêng cho những người đi theo truyền thống đó. Nó là cơ ngơi cho những tái sanh của Ngài Dodrupchen Rinpoche đệ nhất, người nắm giữ học thuyết gốc của dòng truyền Longchen Nyingthig, và là một trung tâm lớn cho học tập và rèn luyện. Trong vùng Rekong, có vài trung tâm tôn giáo rộng lớn (dGon Pa) của các hành giả mật tông (sNgags Pa) đi theo dòng truyền Longchen Nyingthig được Ngài Dodrupchen Rinpoche đệ nhất và các đệ tử của Ngài truyền bá. Một số tu viện lớn kết nạp lên đến 1.900 tu sĩ.

Giáo lý Longchen Nyingthig trở nên thật phổ biến khiến nhiều Lama quan trọng, thầy tu, và các thành viên của tu viện, những người thuộc về các chi phái khác và những người đi theo truyền thống nghi thức Terma khác, thực hành Longchen Nyingthig thêm vào trong nghi thức của họ. Do đó, Longchen Nyingthig trở thành truyền thống phổ biến nhất, truyền thống của giáo lý Ter lan rộng khắp phái Nyingma của Tây Tạng, ở đó các thiền giả thực hành dành riêng hay kết hợp nó với các dòng truyền khác. Những gương điển hình của cá nhân các vị thầy đã thực hành Longchen Nyingthig kết hợp với các nghi thức khác là Ngài Khenpo Ngagchung (1879 – 1941) của tu viện Kathog; Ngài Penor Rinpoche đệ nhị (1887 – 1932) của tu viện Palyul, và Ngài Kongtrul Rinpoche (1901 – 1959) của tu viện Zhechen.

Có nhiều lý do cho sự nổi bật của Longchen Nyingthig. Trước hết, văn chương của nó phong phú với sự uyên bác và cô đọng toàn bộ giáo lý bao la của các tantra Nyingma thành những bản văn ngắn, rõ ràng, và uyên thâm. Những nghi thức và luận giảng của Longchen Nyingthig là những giáo lý của Dharmakaya, bắt nguồn qua các vị Vidyadhara của quá khứ, vì chúng được đặt nền tảng trên các tantra nguyên thủy từng chữ một, từng ý nghĩa, từng phạm trù. Bên cạnh đó, chúng được Guru Padmasambhava chôn dấu và được phát hiện bởi Ngài Jigme Lingpa.

Thứ hai, giáo lý Longchen Nyingthig rất hay và thú vị, đến nỗi một số học giả khó chấp nhận chúng như Terma và nghĩ rằng chúng đã được soạn thảo lại. Ngôn ngữ diễn đạt bằng lời của Terma được dùng rất tự nhiên, không sử dụng nhiều phong cách tô điểm như phép ẩn dụso sánh, đồng nghĩa, hay cách nói thi vị. Nhưng, dĩ nhiênchắc chắn rằng giáo lý Longchen Nyingthig là Terma, thật cô đọng, đẹp đẽtuyệt diệu và thâm thúy trong ý nghĩa và kết cấu dựa căn bản thật gần gũi trên các tantra nguyên thủy.

Thứ ba, một số lớn các vị thầy nổi tiếng của những thế kỷ trước đã giảng dạy, thực hành, và đạt tới thành tựu thiền định cao nhất qua sự thực hành Longchen Nyingthig. Đó là những lý do khiến nó trở thành một nguồn cảm hứng to lớn cho nhiều vị thầy vĩ đại và những đệ tử của phái Nyingma.

Tuy nhiên, những người đi theo Longchen Nyingthig không tạo ra bất cứ công trình xây dựng cộng đồng tu viện đồ sộ nào, vì mục tiêu của họ là đơn giản hóa cuộc sống và đem đến sự khiêm tốn từ trái tim đến trái tim, không đốt hết năng lượng của cuộc sống quý giá bằng việc dốc sức trên việc xây dựng công trình vật chất bên ngoài và lãng phí cuộc sống trong nỗ lực tổ chức.

Ý nghĩa của Longchen Nyingthig là gì? Nyingthig có nghĩa “tinh túy sâu thẳm nhất” hay “tâm yếu”. Trong Nyingma tất cả giáo lý đạo Phật đều được phạm trù hóa thành chín thừa. Thừa cao nhất là Dzogpa Chenpo (Mahasandhi) hay Atiyoga, mà tự thân nó lại chia thành ba bộ phận – Semde (bộ phận tâm), Longde (bộ phận về phạm vi), Mengagde (bộ phận chỉ dạy). Me-ngagde được phân loại xa hơn thành bốn vòng – bên ngoài, bên trong, bí mật, và sâu thẳm nhất. Nyingthig là giáo lý cô đọng nhất tất cả ba bộ phận đó, nhưng nó chủ yếu tiêu biểu sự chỉ dạy của Me-ngagde và đặc biệt là vòng bí mật sâu thẳm nhất của Dzogpa Chenpo. Do vậy Nyingthig xuất phát từ vòng cao nhất của Dzogpa Chenpo. Giáo lý của Ngài Jigme Lingpa bao gồm ngoại, và nội tantra cũng như giáo lý của kinh điển, nhưng tất cả đều dẫn đến con đường và mục đích của Dzogpa Chenpo, hoặc chúng liên quan trực tiếp đến nó. Chẳng hạn, đó là điều tại sao Rigdzin Dupa được phạm trù hóa như Maha của Ati và Yumka Dechen Gyalmo như Anu của Ati, v.v…

Longchen có nghĩa “đại rộng mở” hay “lãnh vực tối thượng vĩ đại”. Có hai lý do chính để gọi vòng giáo lý này là Longchen. Thứ nhất, giáo lý của Longchen Nyingthig là một hiển bày bản chất của lãnh vực tối thượng, đó là tánh đại rộng mở và phổ quát, và nó cũng là giáo lý khởi nguyên từ lãnh vực tối thượng.

Thứ hai, Longchen xuất phát từ tên của Ngài Longchen Rabjam, nhà học giả vĩ đại nhất và là vị thầy giác ngộ của truyền thống Nyingma. Jigme Lingpa, người phát hiện ra Longchen Nyingthig có ba kiến thanh tịnh của Ngài Longchen Rabjam qua đó Ngài Jigme Lingpa đạt đến giai đoạn cao nhất của nhận biết. Điều này được theo sau bằng một kiến thanh tịnh lúc Jigme Lingpa đến bảo tháp Boudhanath ở Nepal và nhận được những chữ viết biểu tượng (brDa Yig) của Longchen Nyingthig từ một Dakini. Ngài đã ăn những chữ biểu tượng đó, và khiến Ngài khám phá Longchen Nyingthig như một Ter Tâm, mà không phải là một Ter Đất.

Do vậy, ý nghĩa của tiêu đề tinh túy sâu thẳm nhất của lãnh vực tối thượng vĩ đại nằm trong sự kiện là giáo lý bí mật sâu thẳm nhất của Dzogpa Chenpo về lãnh vực tối thượng vĩ đại, sâu thẳm nhất, được cất dấu và giao phó bởi Guru Rinpoche cho Vua Thrisong Detsen, và sau này được Ngài Jigme Lingpa phát hiện, một tái sanh của nhà vua, khi chúng thức tỉnh trong Ngài bởi sự ban phước của Longchen Rabjam.

Tulku Thondup
Việt dịch: Tuệ Pháp
Nguồn: Hành trình giác ngộ