CHIA SẺ

Con xin đảnh lễ Ba-Ga-Van Vaj-ra-xat-va “Ba-ga-van “là một trong nhiều tính từ dùng chỉ người đã giác ngộ hay một vị Phật. Từ nguyên Tây Tạng là: “Chom-đen-đê “(Bcon-I-đăng-đát-xa). “Chom“ là chiến thắng. Chư Phật đã thắng tất cả các chướng ngại đối với sự giải thoát và trong sự thực hành con đường giải thoát khổ. Các chướng ngại bao gồm các cảm xúc như: tham, sân, si, kiêu mạn, ghen tị. Bất tịnh trong tâm linh và ý thức (Klếch-sa). Các khuynh hướng này là vô minh hay bám chấp vào sự tồn tại độc lập và vĩnh cửu. “Đen“ là có. Chư Phật có tất cả các đức tính do đã viên mãn tích tụ các công đức và trí huệ tối thượng. Nên kết quả là Thân Hình Tướng (kết quả tích tụ công đức) và Thân Trí Huệ (kết quả tích tụ trí huệ). “Đê“ là đã sang bên kia. Chư Phật đã sang bên kia cõi luân hồi. Vượt thoát khỏi vòng luẩn quẩn được sinh ra không kiểm soát và thoát khỏi khổ do nghiệp hình thành từ cảm xúc.

Nghĩa ẩn giấu của Vajrasattva Tây Tạng Đoóc-jê Xem-pa có thể khám phá ra nhờ vào từ nguyên: “Đoóc-jê“ là sét kim cương không thể phá hủy. Hàm ý Trí Huệ Kim Cương trong sự rỗng lặng và đại an lạc không phân hai  – Tính chất bất nhị của tâm và sự rỗng lặng. Vì tâm vốn đã thuần tri giác về rỗng lặng chứng nghiệm trong Đại lạc. Cũng là tính bất nhị của tâm và rỗng lặng về những đối tượng của tâm. “Xem-pa“ là Tâm dũng mãnh. Có nghĩa: Người đã bỏ từ khước bám chấp vào các cảm xúc, vô minh và các khuynh hướng của chúng. Từ đó có tâm dũng mãnh sẵn sàng giúp những chúng sinh khác bằng đủ mọi phương cách. “Bagavan Vajrasattva“ chỉ trạng thái Vajradhara  – Hình tướng Phật trong các Mật điển. Con đường dẫn đến trạng thái giác ngộ này cần xuyên qua sự sùng kính vị Thầy. Vì những lý do này A-va-gốt-sa khởi đầu tác phẩm bằng sự tỏ lòng kính trọng Thầy.

1 – Tôi quỳ theo dưới chân sen của Thầy.
Vì Thầy vốn là nguyên nhân cho phép tôi đạt đến trạng thái Vajrasattva vinh quang.
Tôi sẽ tóm tắt và giải thích ngắn gọn lại;
Những điều đã
được nói nhiều trong Mật điển vô nhiễm,
Về lòng sùng kính đối với vị Thầy.
Vậy hãy nghe một cách kính trọng.

2 – Tất cả chư Phật trong quá khứ, hiện tại và tương lai, từ mọi cõi mười phương đã từng tỏ lòng kính trọng;
Các vị Thầy Mật tông đã trao truyền các quyền năng tối cao cho các Ngài.
Các bạn cũng nên làm như vậy có phải không?

Nói chung, ba loại truyền quyền năng hay lễ điểm đạo cũng chính là: Nguyên nhân, con đường và kết quả. Cái thứ nhất làm chín mùi dòng tâm thức của bạn. Cái thứ nhì là con đường tu đích thực nhờ đó bạn đạt đến giác ngộ. Cái thứ ba là Phật quả. Tất cả những người đã đạt hay muốn đạt giác ngộ đều được nhận sự trao truyền quyền năng tối cao từ các vị Thầy Mật tông.

3  – Mỗi ngày ba lần,
Với lòng tin không gì hơn được nơi Thầy dạy về con đường Mật điển.
Bạn phải tỏ lòng kính trọng, chắp tay, cúng dường một Man-da-la và hoa,
Sau đó quỳ xuống để
đầu đụng vào chân Ngài.

Là đệ tử, bạn phải xem Thầy là người đã giác ngộ. Dù quan điểm của Thầy vẫn cho mình chưa giác ngộ và nói rằng bạn  – đệ tử của Thầy đã thành Phật trước Ngài. Bạn vẫn phải tỏ lòng kính trọng Ngài và đảnh lễ Ngài. Cũng vậy, Mê-tray-ya (Di-Lặc) vị Phật thứ tư trong tương lai trong số một ngàn vị Phật của kỷ nguyên hiện tại. Hiện đang đứng đầu cõi Phật Tu-si-ta (Đẩu xuất) đã giác ngộ trước Thầy mình là Phật Thích Ca Mâu Ni. Để tỏ lòng kính Thầy, Mê-tray-ya có cái tháp trên trán. Cũng vậy, A-va-lô-ki-lếch-s-va-ra tượng trưng cho lòng bi của tất cả chư Phật. Trong dạng mười một gương mặt. Ngài vẫn để Thầy mình là Phật A-mi-ta-Ba (A Di đà) trên đầu. (Phật A-mi-ta-ba đứng đầu cõi Phật Xu-kha-va-ti tức Cực Lạc).

Không học được khi ở gần vị Thầy như giết con hươu xạ để lấy hương thơm. Ngay cả sau khi đạt đến giác ngộ. Bạn vẫn nên luôn tiếp tục tôn kính Thầy. Người đã giúp bạn đạt được các thành tựu.

4  – Khi đã có giới tu sĩ,
Nếu Thầy là cư sĩ hay kém tuổi hơn bạn.
Khi ở chỗ có người,
Bạn hãy quỳ trước các thánh vật như các sách kinh thuộc về Thầy;
để tránh sự khinh của thiên hạ.
Nhưng trong tâm bạn là
đang quỳ trước Thầy mình.

5  – Phục vụ Thầy và tỏ lòng kính trọng Ngài,
Làm theo những lời Ngài chỉ bảo.
Đứng lên khi và
đưa ghế khi Ngài đến;
Đó là những việc ngay cả tu sĩ cũng phải làm.
Dù cho Thầy là cư sĩ hay kém tuổi hơn;
Nếu ở chỗ có người,
Tránh quỳ xuống hoặc làm những gì trái với thông lệ như:
Rửa chân cho Thầy.

Một trong những phép tắc liên hệ đến tu sĩ: Các sư nam, nữ không được quỳ trước cư sĩ. Điều đó có nghĩa: Ở chỗ có người bạn không nên tỏ lòng kính Thầy kiểu ấy nếu Thầy là cư sĩ, để khỏi gây hiểu lầm và bị người khác khinh thị. Cách thích nghi hơn là quỳ trước kinh sách hay các ảnh Phật để gần Thầy và trong tâm vẫn tỏ lòng kính Thầy.

Hai vị Thầy lớn: Săng-dra-gô-mi và Săng-dra-kiếc-ti bàn luận với nhau. Vị thứ nhất là cư sĩ, vị thứ nhì là tu sĩ. Một hôm, Săng-dra-kiếc-ti mời Săng-dra-gô-mi đến tu viện của mình. Ngài yêu cầu tất cả các tu sĩ hãy làm một đám rước. Nhưng Săng-dra-gô-mi bảo rằng các dân địa phương sẽ lấy làm lạ. Săng-dra-kiếc-ti bảo Ngài đừng lo.

Ông để tượng Văn Thù Sư Lợi trên chiếc ngai cao và nhờ một tu sĩ đặt trước Săng-dra-gô-mi. Dân chúng nghĩ rằng nghi lễ này là để tỏ lòng kính trọng Ngài Văn Thù Sư Lợi biểu hiện trí huệ của chư Phật và các tu sĩ không bị coi thường.

Cho dù các phương tiện kín đáo và gián tiếp để tỏ lòng kính trọng được dùng vì kính người khác. Đệ tử khi ở chốn riêng tư phải tuân theo tất cả các phép tắc về sự sùng kính với Thầy. Bất kể cương vị Ngài như thế nào. Tuy nhiên, các dấu hiệu kính trọng chung như đứng lên khi Ngài xuất hiện cần được biểu lộ trong những sự tế nhị.

Về phía Thầy luôn luôn phải khiêm cung. Không bao giờ kiêu căng, khoa trương hay thấy rằng mình to lớn. Xứng đáng được mọi danh dự.

Pa-ra-Rin-pốt-chê, một trong các đệ tử chứng đắc nhất của của các vị Giám-hộ Thành niên và Thanh niên của đức Dalai Lama XIV, luôn để một sách kinh trên ghế của Ngài. Ngài bảo rằng: Khi có người đến thăm và muốn đảnh lễ Ngài. Ít nhất cũng được công đức do tỏ lòng kính trọng sách kinh. Vì chính Ngài không có phẩm chất nào.

6 – Để cho lời nói danh dự của vị Thầy hay đệ tử không bị mất giá trị,
Trước tiên,
Thầy và
đệ tử phải xem xét để định xem;
Mỗi bên có
đảm nhận được quan hệ Thầy trò hay không.

Trong lễ điểm đạo Mật-giáo có nhiều giời thọ, để không rời bỏ các phép tu và các cách cư xử cần cho sự tiến bộ tâm linh.

Đệ tử hứa danh dự sẽ không bao giờ vi phạm giới luôn quán tưởng Thầy không tách rời Phật hay Bồ Tát; trong phép tu quán vừa nhận được ở lễ điểm đạo. Các Hóa thân được quán tưởng y như các vị Thầy có cùng bản chất giác ngộ như chư Phật chỉ khác ở hình tướng.

Trước đó, Thầy cũng hứa: Sẽ không bao giờ tiết lộ các bí mật Mật-giáo cho những ai không hiểu được và lúc nào cũng giữ kín như sữa sư tử. Không thể cất giữ trong bình bằng đất sét. Vì thế những phương pháp sâu xa và mãnh liệt của Mật điển. Không thể giao cho những người chưa sẵn sàng.

Sau khi thọ những giới. Thầy hay người đệ tử vi phạm lời hứa danh dự. Cả hai sẽ không thể đạt bất cứ mục đích nào; và sẽ có những hậu quả xấu rất nghiêm trọng cho cả hai. Vì vậy Thầy và người đệ tử cần xem xét nhau trước khi đi vào quan hệ thật sự. Điều này rất quan trọng.

Trong thời xa xưa. Muốn nhận lễ điểm đạo. Người có thể trở thành đệ tử phải trình sự cầu xin trong ba năm. Lễ điểm đạo không là một cái gì ngẫu nhiên hay ở bất cứ vị trí nào. Vị Thầy để đệ tử chờ lâu như thế. Vì muốn đệ tử ghi khắc sự nghiêm trọng khi bước vào con đường Mật điển. Vị Thầy thử thách lòng kiên quyết của đệ tử rất nhiều lần và chỉ nhận người ấy làm đệ tử sau khi hiểu kỹ.

Đệ tử cũng phải xem xét vị ấy có phẩm chất của một vị Thầy hay không. Phải chắc chắn rằng mình sẽ có thể tận tâm hoàn toàn với vị Thầy. Trước khi thiết lập quan hệ thật sự giữa Thầy và đệ tử. Bạn hoàn toàn có tự do để lựa chọn. Nhưng khi quan hệ đã được thiết lập. Sự giảng dạy về lòng sùng kính đối với Thầy phải được nghe theo với lòng trung thành toàn vẹn.

7 – Đệ tử biết lẽ phải;
Không nhận người không từ bi hay nổi giận,
Đồi bại, kiêu căng, bần tiện, vô kỷ luật,
Tự kiêu về sự hiểu biết của mình làm Thầy.

8 – Vị Thầy phải ổn định trong các hành động của mình,
Có sự hiểu biết trong lời nói, có trí huệ, kiên nhẫn và lương thiện.
Phải chuyên thông về các Mật điển và các nghi thức Mật tông,
Để chữa hay diệt trừ các chướng ngại.
Phải có lòng từ, biết thương yêu và nắm giữ toàn diện kinh điển.

9 – Phải có đầy đủ kinh nghiệm trong mười lĩnh vực,
Đủ khả năng thể hiện các Mandala.
Hiểu biết hoàn toàn về các phương pháp giảng giải các Mật điển,
Có đức tin trong sạch và tối cao và nhiếp phục hoàn toàn các giác quan.

Vị Thầy đại thừa phải có mười đức tính:

1 – Kỷ luật là kết quả của làm chủ luyện tập theo kỷ luật tâm linh cao nhất.
2 – Định tâm do luyện tập trung mạnh mẽ cao độ.
3 – Tan biến tất cả những vọng tưởng và tất cả chướng ngại; Do kết quả tu luyện trí huệ cao nhất.
4 – Hiểu biết cao hơn đệ tử trong lĩnh vực trao truyền.
5 – Kiên trì và phấn khởi trong niềm vui trong sự truyền trao.
6 – Là kho tàng hiểu biết lớn về các kinh điển.
7 – Thấu suốt và thấu hiểu trong rỗng lặng.
8 – Khéo léo trình bày các sự truyền đạt.
9 – Có lòng từ bi lớn.
10 – Không chút do dự dạy cho đệ tử và làm việc cho họ; Không quan ngại về mức độ thông minh của họ.

Vị Thầy Mật tông thật sự có nhiều đức tính hơn những gì đã nói. Đức tính quan trọng nhất: Phải là người đã ổn định và hoàn toàn kiểm soát được Thân, Ngữ và Tâm. Phải là người. Khi ở gần, ai cũng thấy yên ổn và thư thái. Chỉ cần trông thấy Ngài đã là sự thích thú lớn cho tâm. Vì lòng từ bi của Ngài không có gì có thể hơn được.

Hai danh sách về mười lĩnh vực trong đó: Phải là một Thầy toàn diện. Mười lĩnh vực bên trong cần thiết để dạy các Mật điển về Yoga và các Mật điển về A-nút-ta-ra (tối thượng) Yô-ga. Hai Yoga này nhấn mạnh về sự quan trọng là: Điều chính yếu là phải thanh tịnh hóa các hoạt động của tâm thức. Có nghĩa phải nắm vững:

1 – Quán các vòng che chở và diệt trừ các chướng ngại.
2 – Chuẩn bị và ban phước vào các nút thắt có tác dụng che chở, và các tràng hoa đeo quanh cổ.
3 – Lễ điểm đạo bình và lễ điểm đạo bí mật. Các lễ này gieo mầm các Thân Hình Tướng chư Phật.
4 – Các lễ điểm đạo về trí huệ và lời nói, Gieo mầm của sự cho Thân Trí Huệ chư Phật.
5 – Tách lìa những kẻ thù của Phật Pháp; khỏi những tác nhân che chở họ.
6 – Thực hiện cúng dường các Tor-ma. (Torma làm bằng bột và bơ để cúng thường được sơn màu).
7 – Tụng đọc Mantra bằng miệng và tâm, Có nghĩa quán chúng quay trong tim.
8 – Làm các nghi thức chư thần phẫn nộ để thu hút mãnh liệt; Sự chú tâm trong các phép thiền quán.
9 – Ban phước cho các ảnh, tượng.
10 – Làm các phép cúng dường Mandala, Các phép thiền Sadhana và tự điểm đạo.

Mười đức tính bên ngoài để dạy Mật điển Kriya và Karia. Những Mật điển này nhấn mạnh sự quan trọng chính yếu về sự tịnh hóa các hoạt động bên ngoài; có liên hệ đến những diễn biến của thức. Cần nắm vững:

1 – Vẽ, thiết lập và quán tưởng các Mandala; Là nơi cư ngụ của các chư thần trong phép thiền.
2 – Giữ được các trạng thái khác nhau tập trung ở một điểm.
3 – Cử chỉ bàn tay (Mudra).
4 – Các nghi thức múa.
5 – Ngồi trong tư thế thiền toàn diện.
6 – Đọc tụng những gì thích hợp cho 2 loại Mật điển.
7 – Thể hiện sự cúng dường bằng lửa.
8 – Thể hiện các loại cúng dường khác nhau.
9 – Làm các nghi thức:

  • Tan biến tranh cãi, nạn đói và bệnh tật.
  • Làm tăng tuổi thọ, sự hiểu biết và giàu có.
  • Tăng quyền năng để có sự ảnh hưởng đến người khác.
  • Loại trừ các thế lực ma quỷ; Và các ảnh hưởng bằng các dạng phẫn nộ.
  • Mời gọi các chư thần (bằng các phép thiền); Và làm các Ngài tan biến về nơi các Ngài (Giải tán ruộng phước).

Đối với vị Thầy Mật tông, không chỉ biết các cách làm động tác bên ngoài kể trên. Vị Thầy phải biết hành các phép ấy. Ví dụ: Khi làm lễ ban phước vào ảnh của một chư thần (trong các phép thiền). Phải có khả năng thực sự để mời gọi và đặt Ngài vào ảnh. Không phải chỉ đọc các bài tụng trong nghi thức hay Mantra.

Nếu nhận một vị có tất cả các đức tính như thế làm Thầy và được Ngài nhận làm đệ tử. Bạn phải hoàn toàn tận tâm với Ngài. Có thể là bạn không đồng ý với Thầy, do nhầm lẫn nhưng đừng bao giờ vô lễ hay khinh Ngài trong lòng.

10 – Đã trở thành đệ tử của một vị Thầy như thế,
Nếu tận sâu trong tâm lại cho rằng vị
ấy không xứng đáng.
Bạn sẽ luôn gặt hái đau khổ,
Giống như bạn khinh chư Phật.

11 – Nếu mất lẽ phải đến mức khinh Thầy,
Chắc chắn bạn sẽ mắc các bệnh truyền nhiễm do ma quỷ tạo.
Và chết thảm bởi ma quỷ, tai ương hay thuốc độc.

12 – Bạn sẽ bị giết bởi các vị vua đồi bại,
Bởi lửa, bởi rắn độc, bởi nước.
Bởi các phù thủy hay trộm cướp,
Bởi các chúng sinh ác hại dã man,
Sau đó sẽ tái sinh vào địa ngục.

13 – Bạn chớ quấy phá tâm bình lặng của Thầy,
Nếu điên đến độ làm việc ấy.
Chắc chắn bạn sẽ sôi nhừ trong địa ngục.

14 – Dù cho các địa ngục được mô tả như A-tỳ,
Địa ngục của sự
đau khổ không ngừng có ghê khiếp đến thế nào.
Các kinh đã cắt nghĩa rõ ràng:
Những ai nhạo báng Thầy sẽ phải ở trong ấy trong một thời gian rất dài.

15 – Bằng tất cả trái tim,
Bạn hãy đào luyện đừng bao giờ khinh thường vị Thầy Mật tông.
Vì Ngài với trí huệ lớn,
Không khoe khoang các đức hạnh của mình.

Thầy bạn là một vị Phật. Do đó, nếu khinh Ngài là khinh mạn tất cả các bậc giác ngộ. Trạng thái Phật là trạng thái giải thoát khỏi mọi khổ đau, vô minh, vọng tưởng và chướng ngại. Đó là đã đạt được tất cả các đức tính, sự hoàn hảo và toàn tri. Nếu khinh thị hay chê bai trạng thái như thế cũng giống như chê bai Thầy. Có nghĩa tự phóng mình vào hướng ngược lại hạnh phúc và tự do. Khinh trí huệ và giải thoát, bạn sẽ chỉ có thể lệ thuộc vào những thống khổ thế gian. Các trạng thái khốn khổ ấy được các kinh mô tả là các địa ngục khác nhau.

Thiết lập quan hệ giữa Thầy và đệ tử cũng có nhiều nguy hiểm. Vị Thầy Mật tông có thể là người trao cho bạn quyền năng, một bài giảng về Mật-giáo hay lời chỉ dạy vẽ thể hiện Mandala. Vì Ngài không tự phụ nên luôn giấu những đức tính tốt và không bao giờ ngần ngại nhận các khuyết điểm của mình.

Nếu không nhận ra các tính ấy là các dấu hiệu của sự hoàn hảo của sự khiêm cung và các phương tiện khéo của Ngài. Bạn có thể phạm sai lầm nghiêm trọng là chê bai hay thấy lỗi nơi Ngài.

Nếu đã thiết lập liên hệ rõ ràng với vị và qua Ngài, bạn đã đi vào con đường đang hướng về Phật quả. Nếu bẻ gãy liên hệ đó, bạn sẽ rơi vào những đau khổ ghê gớm. Như vậy, phải hết sức cẩn thận. Vì sự sùng kính Thầy có thể đưa bạn đến giác ngộ toàn hảo. Nếu phá vỡ bạn sẽ rơi xuống sự trầm luân.

16 – Vì vô ý,
Bạn tỏ ra bất kính với Thầy;
Hãy cung kính dâng lễ vật cúng dường và xin lỗi Ngài.
Trong tương lai các chướng ngại sẽ không rơi xuống bạn.

Y như Phật. Vị Thầy không bao giờ để tâm thù ghét. Vì thế, dù có tỏ ra bất kính với vẫn không thể làm tổn thương Ngài. Người duy nhất bạn hại sẽ là chính bạn. Do đó, nếu hối hận và xin lỗi. Ngài sẽ nhận những gì bạn cúng dường với lòng từ lớn. Do đức tin, lòng thành kính xác tín và tôn sùng Thầy. Bạn sẽ không bao giờ đau khổ.

17 – Được truyền dạy:
Bạn phải vui lòng hy sinh vợ, con.
Cả sự sống vì vị Thầy bạn thề sẽ theo,
Điều này không dễ chút nào.
Bạn quán Ngài không khác vị Thầy đã quán trong phép tu.
Như thế, Có cần phải nói về sự hy sinh tài sản của bạn vô thường không?

18 – Bằng sự hành trì cúng dường như vậy,
Đệ tử nhiệt tâm có thể thành Phật ngay trong đời này.
Nếu làm khác, rất khó thành Phật cho dù qua vô số a-tăng-kỳ kiếp.

19 – Hãy luôn giữ gìn lời nói danh dự,
Luôn dâng các phẩm vật cúng dường cho các vị giác ngộ.
Hãy dâng cúng dường cho cả Thầy;
Vì Ngài giống như tất cả chư Phật.

20 – Ai muốn thành Phật;
Phải cúng cho Thầy tất cả những gì cho là tốt đẹp;
Từ vật nhỏ bé nhất cho đến vật quý nhất.

21 – Cúng dường Thầy giống như luôn cúng dường tất cả chư Phật;
Với sự dâng cúng như thế công đức lớn được tích tụ.
Từ sự tích tụ này,
Sẽ có sự thành tựu Phật quả rốt ráo.

Dâng các vật cúng dường cho Thầy. Vì xem Ngài tượng trưng cho tất cả chư Phật là điều hết sức quan trọng. Sự rộng lượng như thế biểu hiện dấn thân trọn vẹn để có quả vị Phật. Nếu vì bỏn xẻn hay ích kỷ. Bạn không cúng dường những gì cho là hay nhất và chỉ cho những gì không muốn giữ cho chính bạn.

Lời hứa bạn sẽ dâng hiến hoàn toàn cho sự giúp ích cho tất cả chúng sinh. Có khác gì trò hề không chút gắn bó. Bạn phải sẵn lòng hy sinh tất cả để chứng được Phật quả qua vị Thầy. Cúng dường Mandala tiêu biểu cho sự dâng hiến thân, khẩu, ý của bạn và cả vũ trụ cũng cùng một mục tiêu.

Nếu nghèo như Milarepa không có của cải để cúng dường cũng không sao. Quan trọng là trạng thái của tâm và bằng lòng hy sinh tất cả vì tình yêu của bạn đối với Thầy. Với sự giác ngộ và tất cả chúng sinh. Sự cúng dường tốt nhất là sự tu tập của bạn. Nhưng nếu có của cải. Bạn không bao giờ ngần ngại sử dụng làm phương tiện cho vị Thầy. Cúng dường cốt yếu không phải để Thầy trở nên giàu có sang trọng. Về phần Thầy, các Ngài nhìn các vật cúng dường như cọp nhìn cỏ. Mục đích chính yếu là lợi ích của bạn, và rốt ráo là lợi ích của tất cả các chúng sinh khi bạn dâng hiến trọn vẹn. Tu tập như thế sẽ có được một công đức lớn và có được Thân Hình Tướng của Phật.

Nếu có thể thấy được bản chất rỗng lặng. Có nghĩa thấy: Bạn, Thầy và những gì bạn dâng cúng đều không hiện hữu một cách độc lập và vĩnh cửu. Cùng lúc, bạn sẽ tích tụ được trí huệ và sẽ có được Thân Trí Huệ Phật. Như vậy, nguồn gốc của sự thành tựu trạng thái Phật là sự cúng dường Thầy.

22 – Đệ tử có các đức tính từ bi, rộng lượng, trì giới, và nhẫn nhục,
Không bao giờ xem Thầy và Phật Vajradhara sai khác.

Vị Thầy, chư thần của các phép thiền và Vajradhara (Hình tướng Phật thường dùng trong các Mật điển) là một về bản chất. Các vị chỉ là một người trong một vở tuồng. Chỉ thay mặt nạ và quần áo để thủ những vai khác nhau. Nếu bạn có nhiều Thầy thì cũng thế. Bạn phải xem tất cả là Phật, chỉ khác nhau ở gương mặt.

Khả năng xem Thầy không khác Phật Vajradhara tùy thuộc vào chí hướng của bạn. Nếu bạn đã phát triển chí hướng giác ngộ Bồ đề Tâm, bạn đang cố gắng trở thành Phật để hoàn toàn có khả năng giúp đỡ chúng sinh. Chí hướng càng mạnh thì sự giác ngộ càng ăn sâu vào tâm bạn. Vì bạn chỉ nghĩ đến giác ngộ và các phương tiện để thực hiện tỉnh thức. Cho nên bạn tự động có khả năng xem Thầy bạn như Phật. Vì không có gì khác trong tâm bạn.

Càng muốn giác ngộ, bạn càng thấy Thầy là Phật. Với lòng đại từ bi mong muốn chúng sinh không còn rơi vào những thống khổ trong thời đại suy đồi. Bạn dễ dàng và vui vẻ tự dâng hiến cho mục tiêu giác ngộ. Bằng những tu tập các Ba la mật về: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục.. quy về Thầy. Bạn sẽ có thể đạt đến mục tiêu tỉnh thức.

23 – Không bao giờ được dẫm lên dù chỉ là bóng của Thầy;
Kẻo bị những hậu quả ghê gớm như phá hủy một tháp thờ Phật.
Có câu nói rằng:
Bạn không được bước lên giày hay ghế của Ngài,
Hoặc ngồi lên chỗ Ngài ngồi hay cưỡi ngựa của Ngài?

Tháp thờ Phật là công trình xây dựng dùng để cất giữ các thánh tích của Phật. Giống như vị Thầy là nơi để bạn tỏ lòng kính trọng để hướng về sự giác ngộ. Phá hủy chùa tháp hay đi lên bóng của Thầy là hai hành động bất kính cực độ đối với trạng thái giác ngộ. Các hậu quả ghê gớm như nhau. Nếu xem giầy, ghế, con ngựa hay xe của Ngài là những vật thông thường và muốn sử dụng cho chính bạn. Thái độ kiêu căng ấy chỉ là chướng ngại lớn đối với sự thành tựu.

24 – Đệ tử biết lẽ phải,
Phải tuân theo lời Thầy một cách vui vẻ và phấn khởi.
Nếu bạn thiếu hiểu biết hay không đủ khả năng thực hiện lời Ngài,
Hãy giải thích một cách lễ phép vì sao bạn không thể thực hiện.

25 – Từ Thầy sẽ nảy sinh các thành tựu,
Những sự tái sinh và các niềm vui cao nhất.
Với tất cả trái tim,
Bạn cố gắng không bao giờ vi phạm lời Ngài.

Nghe theo mệnh lệnh của Thầy và theo những lời chỉ dạy của Ngài. Điều quan trọng hơn hết là cúng dường vô số cho Thầy. Nếu hoàn toàn tin tưởng Ngài sẽ giúp bạn trên đường đến giác ngộ. Nếu kiêu căng và hẹp hòi và nghĩ: Bạn biết rõ cái gì thích hợp nhất cho sự tiến bộ tâm linh. Thế thì, làm sao có thể học được điều gì ở Ngài?

Điều đó không có nghĩa là bạn trở thành nô lệ ngu xuẩn hay Thầy bạn có được những lợi là nhờ vào bạn. Mục đích của bạn là được hoàn toàn tự do của trạng thái giác ngộ. Vậy bạn vẫn tự do trong các phương tiện để đạt đến.

Bạn không bao giờ thực hiện các ý muốn của Thầy. Chỉ vì cảm thấy phải vâng lời Ngài. Hãy cố tìm hiểu ý định và mục đích của Ngài. Thầy bạn sẽ chỉ bảo bạn làm những gì tốt cho bạn và tất cả chúng sinh. Điều Ngài yêu cầu có thể khó, nhưng bạn phải nhận lời khuyên của Ngài một cách vui vẻ với lòng biết ơn sâu xa. Vì Ngài đã quan tâm đến lợi ích của bạn.

Bạn hãy tự xem xét xem mình có thể làm điều Ngài muốn hay không. Nếu không thấy có cách nào để làm điều ấy. Hãy thổ lộ nhưng đừng tỏ ra thô lỗ hay kiêu căng. Lễ phép và hết sức khiêm cung giải thích sự khó khăn của bạn. Thầy bạn không bao giờ tỏ ra không biết lẽ phải. Vì Ngài là Phật đầy từ bi và rộng lượng.

Tuy nhiên, nếu có thể tránh vi phạm lời Ngài là tốt hơn hết. Vì nếu theo con đường tâm linh Ngài dạy. Không những bạn có thể đạt được những thành tựu thông thường – Siddhi. Các quyền năng siêu giác quan thông thường các ngoại đạo có thể đạt đến. Ngoài ra, tùy theo chí hướng, bạn có thể đạt được sự tái sinh cao hơn, hạnh phúc của sự giải thoát hay thành tựu tối thượng là Phật quả.

26 – Hãy lo lắng về các sở hữu của Thầy như lo cho chính mình,
Hãy kính trọng gia đình thân nhân thân yêu của Thầy như kính trọng Ngài.
Hãy kính yêu những người thân của Ngài;
Như thể những người thân nhất của bạn,
Tập trung tâm lại để nghĩ như thế không ngừng.

Trước khi học với A-tít-sa. Drô-tôn-pa theo hầu vị Thầy khác ở vùng Kham. Ban ngày ông cõng các con của Thầy trên lưng, tay đan len với và thuộc da dưới chân, ban đêm thì chăm sóc gia súc. Ông làm việc trong niềm vui lớn và dù như người đầy tớ. A-tít-sa đã chỉ định ông nhận lấy các sự giảng dạy của Ngài mang về Tây Tạng.

Khi Milarepa theo hầu Marpa, ông đứng trong bùn bảo vợ Thầy ngồi lên vai để vắt sữa bò. Bạn phải kính yêu những người thân của Thầy như thế. Hãy nhớ rằng Ngài là một vị Phật, nên quan tâm và thương yêu tất cả như nhau. Nếu ghen với gia đình, những người thân hay những đệ tử khác của Ngài. Nếu thèm khát Ngài dành thì giờ và sự chú ý riêng cho bạn. Điều này chứng tỏ bạn không thành thực xem Ngài như một vị Phật.

27 – Đừng bao giờ ngồi cùng giường,
Trên ghế với Thầy hay đi phía trước Thầy.
Khi Ngài giảng dạy,
Bạn đừng búi tóc, đội mũ, mang giày hay mang vũ khí.
Đừng bao giờ
đụng đến ghế trước khi Ngài ngồi,
Khi Ngài ngồi xuống đất đừng đặt hai tay một cách kiêu căng trên hông;
Cũng đừng vặn tay trước mặt Thầy.

28 – Đừng bao giờ ngồi hay tựa lưng vào tường khi Thầy đứng;
Đừng nằm dài ra khi Thầy ngồi.
Luôn sẵn sàng đứng lên và hầu Ngài một cách khéo léo và tốt nhất.

29 – Đừng bao giờ làm những điều như:
Khạc nhổ, ho hay hắt hơi trước mặt Thầy mà không trùm đầu lại.
Khi ngồi đừng duỗi chân ra,
Đừng đi qua lại mà không có lý do trước mặt Ngài;
Cũng đừng phản đối…

30 – Đừng xoa bóp tứ chi, đừng hát, múa,
Chơi nhạc ngoài mục đích tôn giáo.
Đừng nói những chuyện vô
ích,
Đừng nói to khi Thầy có thể nghe bạn.

Tránh các cách cư xử sai không phải để Thầy đừng giận. Các vị Phật không thể bị động tâm trước sự thô lỗ. Nếu muốn đạt đến trạng thái hoàn hảo của Thầy. Nên kính trọng và không hành động một cách bất nhã, kiêu căng, vô ý tứ.

Các thói quen được nhấn mạnh ở đây. Không phải là sự gò bó một cách giả tạo và khắt khe. Nếu ngồi với hai chân chéo trong khi Thầy giảng dạy và cảm thấy khó chịu. Dĩ nhiên bạn được giở đầu gối lên hoặc đổi vị trí.

Nhưng ung dung ngồi với thân duỗi về phía Thầy phản ánh thái độ phóng túng vô lễ. Nghe giảng dạy không phải xem trình diễn thể thao. Bạn ở với Thầy không phải để giải trí mà để đạt đến giác ngộ. Vì vậy phải luôn tỏ ra rất kính trọng và chú ý đến các nhu cầu và tiện nghi của Ngài.

31 – Khi Thầy đi vào phòng,
Hãy đứng lên khỏi ghế và khẽ nghiêng đầu.
Ngồi lễ phép trước mặt Ngài,
Ban đêm hay trên con đường nguy hiểm,
Bạn có thể với sự cho phép đi phía trước Ngài.

32 – Nơi nào Thầy có thể trông thấy,
Đệ tử biết lẽ phải không ngồi với thân cong queo;
Không thong dong dựa cột hay vào một điểm tựa nào.
Đừng bao giờ bóp các khớp xương kêu lắc rắc,
Đừng đùa với các ngón tay, đừng lau sửa móng tay.

Bạn phải luôn kính trọng Thầy. Vì đó là người chỉ cho bạn con đường thoát khỏi mọi đau khổ và là người dạy cho bạn cách đạt được giải thoát cho các chúng sinh. Vì thế Ngài quý báu hơn tất cả mọi thứ. Nếu bị nguy hiểm, bạn phải che chở cho Ngài. Đừng ngồi một cách lười biếng hay kiêu căng như cả thế giới này thuộc về bạn.

33 – Khi bạn rửa chân hay thân Thầy,
Thoa bóp hay cạo tóc cho Thầy;
Hãy lạy Ngài ba lần trước và ba lần sau khi làm.
Sau đó bạn có thể tùy ý tự lo cho mình.

Nếu có cơ hội tắm rửa, cạo tóc hay lo cho Thầy. Bạn có thể có được công đức lớn. Bạn nên làm điều đó một cách rất kính trọng. Chớ có bao giờ nghĩ các nhu cầu của bạn trước Thầy một cách ích kỷ. Điều quan trọng hàng đầu là Thầy và bạn đều có thể đạt đến trạng thái giác ngộ của Ngài. Sau đó, mới được lo cho bạn.

34 – Cần nói với Thầy bằng cách dùng tên riêng của Ngài,
Hãy thêm danh hiệu để sinh lòng kính trọng với những người khác;
Bạn cũng có thể dùng thêm những từ ngữ trân trọng khác.

Khi Tsongkhapa đang giảng dạy cho vài đệ tử trong thất. Chỗ sau này là tu viện Xê-ra. Ka-drup Djê đến thăm Ngài lần đầu. Vị ấy hỏi một sư cô sống bên cạnh: Có thể tìm thấy Ngài Tsongkhapa ở đâu. Cô ấy chạy đi súc miệng và thắp cây nhang xong mới trả lời: “Thưa, Ngài trụ trì đáng kính của con Djê Tsongkhapa ở trên kia”.

Nếu tên của Thầy là Rin-chen Doóc-jê, khi nói về Ngài cho những người khác nghe. Bạn có thể nói: “Vị Thầy tâm linh của tôi. Vị thánh đáng kính Rin-chen Dooc-jê…  Có nghĩa phải dùng ít nhất vài danh từ trân trọng. Thưa với Thầy, nói hay viết về Ngài nếu chỉ dùng tên Ngài. Đó là điều hết sức thô lỗ, kiêu căng và làm người khác khó chịu. Vì Thầy không phải là người bạn thuở thơ ấu thơ mà là một vị Phật dẫn bạn đến giác ngộ”.

35 – Khi xin Thầy một lời khuyên,
Trước hết hãy nói lý do đến của bạn.
Hai tay chắp trước ngực;
Lắng nghe lời Thầy với tâm không xao lãng.
Sau khi Ngài nói, bạn phải trả lời: “Con sẽ làm đúng y như lời Thầy”.

36 – Sau khi làm theo lời Thầy,
Hãy trình bày những gì
đã xảy ra một cách lễ phép và dễ thương.
Nếu phải ngáp, ho để làm quang cổ họng;
Hay cười trước sự hiện diện của Ngài,
Bạn phải lấy tay che miệng.

Bạn đừng bao giờ làm phí thời giờ Thầy bằng cách nói những chuyện vô ích với Ngài. Sau khi lạy Ngài ba lần, trực tiếp nói lý do của sự viếng thăm của bạn. Hãy đặt các câu hỏi không vòng vo cực kỳ kính trọng và khiêm cung.

Nếu Thầy cho ý kiến hay bảo bạn làm điều gì. Hãy tự xét xem mình có thể làm điều đó không. Nếu không làm được, hãy xin lỗi và giải thích tại sao. Đừng hứa làm điều gì sau đó lại thoái thác. Hậu quả của sự không nghe lời hoặc cẩu thả; rất nghiêm trọng. Nếu có thể làm được. Hãy nói với Ngài rằng: Bạn sẽ làm điều Ngài dạy. Hãy thông báo cho Ngài về các bước tiến của bạn và luôn nói với Ngài những gì bạn đã làm.

37 – Nếu mong nghe một bài giảng của Ngài,
Hãy xin Ngài điều ấy ba lần;
Tay chắp trước ngực, đầu gối mặt đặt dưới đất trước mặt Ngài.
Khi Ngài nói,
Hãy ngồi xuống một cách khiêm cung và kính trọng;
Với y phục thích hợp được chăm sóc cẩn thận và sạch sẽ,
Không trang sức vòng vàng, không son phấn.

38 – Bạn có làm gì để phục vụ Thầy hay để tỏ lòng kính trọng Ngài,
Đừng bao giờ làm với tâm kiêu căng.
Trái lại, Phải luôn luôn như cô dâu trẻ;
Nhút nhát, khiêm cung và hoàn toàn phục tùng.

39 – Trước sự hiện diện của vị Thầy dạy đạo,
Ngưng cư xử một cách khoe khoang và làm điệu bộ.
Cũng như thế, Nếu bạn khoe với người những gì
đã làm cho Thầy;
Hãy xét lại tâm bạn và loại bỏ tất cả những hành động tương tự.

Vị Thầy không bao giờ từ chối khi được đề nghị giảng dạy. Nhưng Ngài không bao giờ giảng dạy nếu không được thỉnh cầu hay vì do học trò chưa đủ sức. Ngài truyền dạy vì lợi ích của các đệ tử. Không phải vì khoe khoang kiến thức.

Thế nên, cần thỉnh nguyện đúng pháp theo thông lệ là điều quan trọng. Tuy thế, bạn không nên tìm cách thúc hối Thầy dạy cho bạn ở mức quá cao so với trình độ. Vì Ngài tự biết khi nào bạn đã sẵn sàng. Đừng kiêu căng ra lệnh cho Ngài làm điều nghĩ là tốt nhất cho bạn.

Khi dự buổi giảng, hãy nhớ đó không phải là một biến cố xã hội. Lý do duy nhất bạn hiện diện là học cách đạt đến giác ngộ vì lợi ích của chúng sinh. Bạn không đến để biểu diễn sự giàu sang hay sắc đẹp. Vì vậy đừng tự phô trương như một con công.

Ngoài ra hãy chú ý và tôn trọng các phong tục địa phương của những người chung quanh. Đừng ăn mặc lố lăng kẻo có thể làm xáo trộn tâm người khác. Hãy ăn mặc đàng hoàng, sạch sẽ không khoe khoang. Ngồi một cách rất kính cẩn đối với Thầy.

Khi hầu Thầy, đừng quá trẻ con. Dù bạn làm điều gì hay cúng vật gì cho Thầy. Chỉ để có thể đạt đến giác ngộ. Vì công đức đó. Đừng khoe khoang trước người khác về sự hiếu để và sùng kính của bạn. Không một công đức nào xuất phát từ sự kiêu căng. Đừng hầu Thầy với sự kiêu căng cao ngạo như đang cho Ngài đặc ân gì. Ngài không cần sự giúp của bạn. Vì Ngài là một vị Phật. Nhưng riêng bạn, bạn rất cần sự giúp của Ngài. Khi Ngài cho phép bạn làm những công việc nhỏ. Có nghĩa Ngài cho bạn cơ hội tích tụ công đức lớn. Hãy nhớ đến lòng tốt của Ngài khi cho phép bạn hầu Thầy.

Cũng đừng hành động quá đỏng đảnh hay làm dáng, nịnh bợ. Đừng nghĩ rằng làm như thế bạn sẽ được ân huệ của Ngài. Thầy của bạn là một vị Phật. Ngài có lòng từ và thương yêu trong sự bình đẳng với tất cả. Ngài không bao giờ động lòng trước thái độ nhỏ mọn của bạn.

40 – Nếu người ta yêu cầu bạn làm lễ cúng hiến hay điểm đạo cho một Mandala,
Lễ cúng lớn hoặc tập hợp đệ tử giảng dạy.
Bạn không được làm các điều ấy nếu Thầy bạn ở gần đấy,
Trừ khi được phép của Ngài.

41 – Dù có nhận được các vật cúng dường như thế nào;
Khi thực hiện các nghi thức như lễ Mở Mắt…
Bạn phải dâng hết lên Thầy.
Sau khi Ngài đã lấy phần tượng trưng,
Bạn có thể tùy ý sử dụng phần còn lại.

42 – Khi có mặt Thầy,
Đệ tử không được cư xử với tư cách Thầy đối với các đệ tử của mình.
Những đệ tử này cũng không được hành động với Thầy như một người Thầy,
Trước mặt Thầy;
Đừng để các đệ tử của bạn tỏ lòng kính trọng bằng cách đứng lên hay lạy bạn.

Ngay cả khi trở thành Thầy. Bạn vẫn phải tỏ ra rất sùng kính Thầy mình. Nếu các đệ tử của bạn xin lễ điểm đạo, một bài giảng… Nếu Thầy bạn cư ngụ cùng vùng với bạn. Trước hết phải hỏi xem Ngài có thể làm thay cho bạn hay không. Nếu Ngài không thể. Bạn có thể làm với điều kiện Thầy đồng ý.

Nếu ở rất xa. Bạn phải viết thư cho Thầy để xin phép Thầy thâu nhận một đệ tử hay cho một bài giảng. Bạn không được hành động một cách độc lập, kiêu căng như thể mình là vị Thầy lớn hay như một thánh nhân. Luôn luôn phải tỏ ra kính lễ đối với các ý kiến của Ngài.

Đặc biệt là khi có mặt Thầy. Bạn không được cho phép các đệ tử tỏ sự kính trọng đối với bạn. Luôn luôn phải tỏ ra khiêm cung. Tất cả các vật cúng dường bạn nhận phải dâng cho Thầy để tỏ lòng kính trọng. Ngài sẽ lấy một phần tượng trưng rồi trả lại cho bạn. Vì Ngài không tham các vật cúng dường của bạn. Nhưng phần bạn phải luôn giữ Ngài ở vị trí hàng đầu trong tâm bạn.

Rét-chung-pa ở cùng tỉnh với Thầy là Milarepa. Ông được để ý vì tướng rất đẹp. Nên nhiều người tỏ lòng sùng kính đến thăm và dâng rất nhiều vật cúng dường. Ông nghĩ rằng: “Nếu mình nhận được nhiều sự cúng dường như thế. Thầy mình ít ra cũng phải nhận được gấp ba như thế”.

Nhưng Thầy cho ông thấy tất cả những gì Ngài nhận được hôm đó chỉ là một miếng thịt, một chiếc bánh có phô-mai và một chút bơ. Rét-chung-pa cảm thấy rất ngượng vì đã được cúng dường nhiều hơn Thầy. Ông nói với Thầy rằng ông sẽ rời thành phố này ngay lập tức. Thế là ông xin phép Thầy đi Lát-xa xem pho tượng Phật nổi tiếng. Milarepa đáp: “Nếu đã xem Thầy như Phật. Thế thì cần gì phải đi xem pho tượng ấy?”

Lần thứ ba, Rát-chung-pa xin phép Thầy đi hành hương ở La-đrác. Nơi Thầy của Milarepa  – Nhà dịch giả lớn Marpa đã sống. Thầy ông chỉ nói: “Nếu con đã quán các lời Thầy ta dạy thì đi xem nhà Ngài có ích gì?”

Milarepa bảo ông đừng tìm cách làm quá nhiều việc. Hãy nhập thất để củng cố sự tu của ông. Rét-chung-pa nghe theo, vì ông hiểu được: Đệ tử không nên nhận nhiều sự lễ kính và cúng dường hơn Thầy mình.

43 – Khi đệ tử cúng Thầy vật gì hay khi Thầy cho đệ tử một vật gì.
Đệ tử biết lẽ phải,
Phải dâng hay nhận bằng hai tay và
đầu hơi cúi xuống.

Tất cả đệ tử nhận lễ điểm đạo Mật tông cùng một Thầy, trở thành “Các anh em Kim cang (Vajra). Các bạn phải rất thương nhau và kính trọng, giúp nhau tiến triển trên đường đạo. Đừng bao giờ ghen tị hay kiêu ngạo cũng đừng thi đua với nhau. Tất cả nên giúp nhau sửa chữa khuyết điểm. Thầy các bạn sẽ hài lòng và tất cả mọi người sẽ được lợi ích. Nếu có sự hợp nhất và hài hòa giữa các bạn trong đạo Phật. Điều này sẽ lan ra đến cuộc sống các chúng sinh khác chung quanh bạn.

44-45 – Nếu vì bệnh,
Bạn không thể lạy Thầy.
Cho dù;
Thầy không nói rõ là cho phép làm điều bình thường không nên làm,
Bạn vẫn không bị hậu quả xấu nếu tâm vẫn đức độ.

Sự sùng kính đối với Thầy không phải là lối tu tập cuồng tín. Nếu bạn ốm và Thầy vào phòng. Bạn không phải đứng lên hay lạy Ngài. Nếu muốn cúng dường Thầy vật gì. Nhưng quá yếu để giơ tay lên. Thầy có thể cúi xuống giường để nhận lấy. Đó không phải là bất kính đối với Thầy. Vì tâm bạn muốn thể hiện những gì cần thiết nhưng không đủ sức khỏe để làm. Tuy nhiên, Vẫn có một số điều không thể có ngoại lệ. Bạn không bao giờ được quấy phá tâm Thầy như: Khoe khoang, kiêu căng hay bất kính trong mọi hoàn cảnh.

46-47 Cần gì phải nói thêm?
Hãy làm tất cả những gì làm vui lòng Thầy.
Và tránh làm tất cả những gì Ngài không thích,
Hãy thể hiện như thế một cách tinh tấn.

Các sự thành tựu xuất phát từ sự làm vui lòng Thầy bằng các hành động của bạn. Đó là lời của Phật nguyên thủy Vaj-ra-đa-ra. Biết như vậy, hãy làm cho Thầy thỏa ý hoàn toàn bằng mọi hành động từ thân, khẩu, ý của bạn.

Tất cả chúng sinh đều muốn hạnh phúc và không bao giờ muốn đau khổ. Nguồn gốc của các thành tựu là từ Thầy của bạn. Vì Ngài chỉ cho bạn con đường đi đến Phật quả và bằng gương sống của Ngài. Một vị giác ngộ cho bạn động cơ để đi trên con đường. Nếu hiểu được điều này, bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng của sự tập trung vào lòng sùng kính và sẽ chỉ làm những gì làm vui lòng Ngài.

Nguồn gốc của các lời dạy này là của Phật Vaj-ra-đa-ra. Thế nên, bạn có thể bỏ đi mọi nghi ngờ. Hãy nghe theo những lời dạy ấy với một tâm tin vững chắc bạn có thể đạt đến giác ngộ.

Việc làm Thầy vui là sự tu tập sẽ dẫn bạn đến Phật quả. Vì vậy, động cơ để Ngài mãn nguyện là Bồ đề Tâm và chí hướng giúp các chúng sinh của bạn. Bạn không được có động cơ thuộc các ham muốn thế gian như: Tìm cầu sự khen ngợi của Thầy hay sự hài lòng có tính cách người cha nơi Thầy.

Nếu Thầy la mắng bạn. Hãy xét các tình cảm của bạn. Nếu không cố ý bất kính đối với Thầy. Nếu không tìm cách làm trái ý Ngài, và nếu không đáp lại các lời chỉ trích của Ngài bằng sự giận dữ hay bảo rằng Ngài không phải là vị đã giác ngộ. Đó là bạn không làm tan vỡ lòng sùng kính đối với Thầy.

Trong những hoàn cảnh như vậy. Hoàn toàn sai lệch nếu bạn để mình rơi vào sự trầm uất, thối chí, thương hại mình hay thấy mình có tội vì nghĩ rằng Thầy không còn thương mình. Như thế là do tâm rất ích kỷ khiến cho bạn hiểu các sự chỉ trích của Ngài trong quan niệm ích kỷ. Marpa mắng và đánh đập Milarepa rất nhiều lần. Không phải vì Ngài ghét Milarepa; mà vì Ngài đầy từ bi và thấy cần phải dùng những phương tiện khéo, mạnh mẽ như thế. Nếu Thầy bạn tỏ vẻ giận. Hãy xem đó là phương tiện Ngài dùng để điều phục tâm bạn và dẫn bạn đến Phật quả. Ngài đã là Phật thì làm sao có thể ghét bạn?

48 – Khi đệ tử đã quy y Tam Bảo và phát triển chí hướng giác ngộ thanh tịnh,
Bài này phải trao cho để người ấy học và ghi khắc vào tim.
Nhưng phương cách rời bỏ
ý hướng ích kỷ, kiêu căng;
Và cách tiếp nối các dấu chân của Thầy trên con đường giác ngộ.

49 – Nhờ nghiên cứu sự luyện tập lòng sùng kính đối với Thầy;
Và con đường từng bước đi đến giác ngộ chung,
Cho các kinh và các Mật điển của đạo Phật thuần túy.
Bạn sẽ trở thành “bình chứa “thích hợp trong Phật giáo,
Sau khi nhận được các lễ
điểm đạo thích hợp.
Bạn hãy đọc to 40 giới gốc và giữ gìn một cách thành thật trong tâm.

Nếu bạn là đệ tử của Thầy và có những tư tưởng tốt đối với lợi ích của chúng sinh. Nếu bạn khiêm cung, không kiêu căng, ích kỷ. Không có những thái độ dữ tợn, cộc cằn. Thầy sẽ dạy cho bạn trước tiên thế nào là quy y. Ngài sẽ chỉ cho bạn sự vững vàng, hướng đi và ý nghĩa mà đời bạn cần có trong sự đi tìm sự che chở đối với đau khổ và lầm lạc.

Trong Tam Bảo: Chư Phật, các sự giảng dạy các Ngài (Pháp) và Tăng già tức là tập thể những ai thực hành Pháp. Ngài sẽ hướng dẫn từng bước qua ba con đường chính của sự từ bỏ, chí hướng giác ngộ. Từ đó bạn có thể nhận được các sự giảng dạy chi tiết ấy về lòng sùng kính đối với Thầy.

Bài này được viết để được tụng mỗi ngày, sao cho các đệ tử không quên các điểm quan trọng về cách đối xử với Thầy. Khi Thầy đã chuẩn bị để bạn trở nên một chiếc bình chứa thích hợp cho các sự giảng dạy của Mật tông. Lúc ấy đã đến lúc Ngài cho các bạn các sự điểm đạo. Ngài sẽ cắt nghĩa các giới Mật tông và bạn phải chắc chắn rằng mình không bao giờ vi phạm.

Phật Vaj-ra-đa-ra đã hứa rằng: “Cho dù không thiền định, nhưng nếu bạn giữ gìn tốt các giới gốc Mật tông một cách thật thanh tịnh trong 16 đời. Bạn vẫn tích tụ đủ công đức và loại trừ được các chướng ngại để thành Phật.

Sau khi nhận được các lễ điểm đạo. Bạn có khả năng theo con đường Mật tông trọn vẹn. Vì Thầy sẽ hướng dẫn bạn qua các giai đoạn khai triển và kết thúc. Sự tiến bộ của bạn tùy thuộc vào lòng sùng kính đối với Thầy và sự giữ giới cho thanh tịnh. Các sự giảng dạy bảo rằng: “Lòng sùng kính thực sự đối với Thầy cần thiết trên suốt con đường đưa đến trạng thái giác ngộ”.

50 – Trong khi viết bài này,
Tôi không phạm lỗi lầm đưa vào những sự giải thích cá nhân.
Vì vậy, xin cho lợi ích vô cùng đối với các đệ tử tuân theo lời Thầy.
Do công đức vô lượng tích tụ
được nhờ đó,
Xin cho tất cả các chúng sinh nhanh chóng đạt Phật quả.

Điều này kết thúc “Năm mươi đoạn thơ về lòng sùng kính đối với Thầy“ của vị Thầy Ấn-độ lớn At-s-va-gốt-sa đã được thỉnh cầu dịch ra tiếng Tây-tạng.

Bởi vị sư dịch giả Rin-chen Zăng-pô vùng Chu-chen cùng với vị trụ trì Ấn-độ Pát-ma-ka-ra-vác-ma.

A-ry-a-su-ra ( At-s-va-gốt-sa) biên soạn
Ghê-sê Nga-u-ăng Đác-ji-ê bình giảng

Đức Atsvagotsa
Việt dịch: Viên Huệ
Trích: Năm mươi đoạn về sự Sùng kính với Thầy – Nhà xuất bản Phương đông