CHIA SẺ

Buổi thảo luận này chúng ta nghiên cứu về Padma. Một vị thánh lớn của Phật giáo, người du già Ấn độ và là Vidyadhara giới thiệu toàn diện giáo huấn Phật pháp của dòng Kim cương thừa hay hệ thống Tantra ở Tây tạng.

Nhưng những gì thuộc về ngày tháng hay chi tiết lịch sử có được lại quá mong manh. Chỉ có thể nói Padma sinh ra mười hai năm sau khi đức Phật nhập diệt.

Vào thể kỷ thứ VIII, ông đến Tây tạng truyền bá Phật pháp. Về mặt niên đại và những chi tiết tương tự. Sự tiếp cận của chúng ta không trùng khớp với tài liệu kinh viện. Đối với những người thích chú ý và xem trọng ngày tháng, sự kiện và những con số cột mốc. Tôi e không thể cung cấp dữ kiện chính xác để minh chứng. Nhưng dù tuổi tác ra sao, Padma vẫn luôn là nguồn gợi hứng.

Thay vì nghiên cứu cuộc sống và những hành vi Padma theo lề thói diễn tả căn cứ vào lịch sử hay niên đại. Có lẽ nên xem xét ý nghĩa nền tảng chủ nghĩa Padma. Chủ yếu những phẫm chất cuộc sống như sự khởi sinh nền giáo huấn Kim cương thừa Tây tạng có thể gọi là nguyên lý Padmashambhava. Nguyên lý mở rộng tâm thức hàng triệu người ở Tây tạng và phần còn lại của thế giới.

Nhiệm vụ Padmashambhava tại Tây tạng nhằm làm sống lại giáo huấn đức Phật. Thiết lập quan hệ với những người dân ở miền quê xa xôi lạnh giá . Người Tây tạng thời đại này chỉ tin vào bản ngã và quyền năng tối cao bên ngoài gọi là Thượng đế.

Và Padmashambhava xuâấ hiện nhằm phá vỡ sự tin tưởng vào quan niệm này. Sự tiếp cận của ông: “Nếu không tin bản ngã thực có. Vậy không có một Thượng đế quyền năng “ – Đây là lối tiếp cận thuần khiết vô hữu thần. Tôi nghĩ như vậy.

Ông cần phá hủy những lâu đài không hiện hữu được xây dựng trên cát. Có nghĩa, tầm quan trọng là phá vở niềm tin đầy hư ảo. Ngài vào Tây tạng để phá vở những cấu trúc tâm linh hư ảo về hữu thần được thiết lập từ lâu.

Thế là Padmashambhava đến và giới thiệu nền tảng Phật học. Nhưng ngài lại khám phá là không cần phá vở sự tin tưởng ngây thơ này mà chỉ cần nâng cao sự rõ biết cho chính họ.

Vì vậy, khi giới thiệu nguyên lý Padmashambhava, đồng thời nên đề cập đến những vấn đề nền tảng: “Phá vở những gì phải phá vở và vun trồng những gì đang hiện hữu “.

Để bắt đầu, chúng ta nên phá vở vài quan niệm thuộc về tri thức mù sương kết hợp với tính thánh thiện, tâm linh, lòng tử tế, trời, đấng tối cao… Những gì thuộc về tri thức mù sương là đề cao bản ngã một cách mù quang và bám vào thức phô diễn.

Niềm tin hình thành như: “Tôi thực hành lòng tử tế như lòng tử tế chia cách với bản ngã và đòi hỏi vài quan hệ lòng tử tế tùy thuộc vào bản ngã và bản ngã tùy thuộc vào lòng tử tế “. Như vậy, quan điểm nền tảng (cả hai không thể đồng hiện hữu ) không thể an trú trên cái gì đó được tạo tác.

Theo tiếp cận tri thức. Người ta rút ra kết luận có sự hiện hữu của yếu tố này để chứng minh cái khác tồn tại. Quan điểm này làm nền cho chúng ta xây dựng lâu đài trên cát.

Theo quan kiến Phật học. Tri thức hay bản ngã không hiện hữu. Không đặt nền tảng trên bất cứ yếu tố hiện thực nào hay có thể sờ mó được. Nó đặt nền tảng trên niềm tin hay giả thuyết: “ Tôi tên là… nên tôi hiện hữu ”. Nhưng không thể biết làm thế nào tôi lại được gọi như thế này ?.

Như vậy cấu trúc nền tảng không thể đứng vững. Theo vận hành tin tưởng nguyên sơ. Sự kiện tin vào “ cái này ” “ cái kia ” sẽ sinh ra cái khác – Đó là bản ngã, vì nếu cái này hiện hữu cái kia đồng thời phải hiện hữu.

Tin vào “ cái này ” vì cần điểm tựa tham khảo cho sự hiện hữu của chính tôi và “ cái kia ”. Tiếp cận Mật tông hay Kim cương thừa được Padmashambhava du nhập vào Tây tạng là: “ Sự hiện hữu của tôi quan hệ với hiện hữu những người khác đặt nền tảng trên năng lượng chuyển động ”.

Trên lãnh hội nào đó, đây là dạng thức không thể thấu hiểu khi đặt vấn đề: “ Anh là ai – anh là gì ? ” và trả lời: “ Tôi là ai đó ”. Có nghĩa khẳng định hay xác định chỉ để lắp đầy khoảng trống câu hỏi.

Câu hỏi giống như chiếc bình, phải chứa cái gì bên trong để đúng với tên là chiếc bình. Như thế hiện hữu năng lượng giữa hai thao tác: “ Có câu hỏi và phát sinh câu trả lời ”. Có nghĩa quá trình năng lượng đồng thời được phát triển.

Năng lượng vận dụng giữa câu hỏi và câu trả lời kết hợp với sự thật hay sai lầm. Điều lạ lùng chúng không hề rơi vào mâu thuẫn. Sự thật và sai lầm theo chiều hướng duy nhất và tương tự như đồng thời thực hiện cùng ý nghĩa.

Đúng thì sai – Sai lại đúng. Hình thức năng lượng không ngừng tiếp nối được gọi là Tantra. Nó không quan tâm đến hợp lý hay không hơp lý kể cả đúng – sai – phải trái ( Không thiên vị ). Trạng thái tâm thức này được gọi là Trí Huệ Điên.

Những gì tôi cố nhấn mạnh là: “Tâm thức chúng ta hoàn toàn tập trung vào những sự việc trên phong cách đồng ý hay không đồng ý “. Đồng ý theo chiều hướng cuộc sống chứ không theo chiều hướng từ chối. Dù sao đi nữa khung cảnh tâm thức đang xảy ra vẫn không ngừng ở giữa hai thái độ này.

Sự đồng ý đặt nền tảng chiều hướng điểm mốc hơn phủ định. Cũng như cấu trúc tâm thức kéo theo chiều hướng tiếp nối. Nói cách khác, có một năng lượng không ngừng hiện diện. Theo quan hệ chúng ta với nguyên lý Padmashambhava. Có nghĩa không cần chối bỏ trải nghiệm cuộc sống.

Chúng ta không cần chối bỏ những trải nghiệm vật chất hay vật chất tâm linh. Không cần chối bỏ như những thành phần tiêu cực cũng như không nhìn nhận như những thành phần tích cực.

Chúng ta có thể đồng thời thiết lập quan hệ với sự khai sinh hiện hữu những sự việc như chúng là… Điều này rất có ý nghĩa. Vì những gì chúng ta cố thực hiện vào bất cứ lúc nào là tranh đấu trên mảnh đất hay chiến trường này. Chúng ta tranh đấu để biết ai sở hữu và người này thuộc vị trí tiền vệ hay hậu vệ v… v… Thật ra, không ai tìm kiếm để biết ( chiến trường ) thực sự có hiện hữu hay không.

Những gì nói ở đây là mảnh đất hay chiến trường đang thật sự hiện hữu. Những phủ định hay khẳng định của hiểu biết thuộc về chúng ta hay người khác cũng không thay đổi được vấn đề. Vì bất cứ lúc nào chúng ta cũng khẳng định hay chối bỏ mình đang đứng vững trên mảnh đất này. Mảnh đất đứng vững đồng thời là nơi chúng ta sinh ra và chết đi.

Điều này tạo ra vài tình cảm bền vững cho những gì gọi là nguyên lý Padmashambhava. Đây là năng lượng đặc biệt cho phép trao truyền những giáo huấn qua nguyên lý Padmashambhava. Nó không nói lên tính thiện hay ác, không thể hiện tán đồng hay phủ nhận.

Đây là nguyên lý tuyệt đối chứa đựng tất cả những gì hiện hữu trong tổng thể cuộc sống. Năng lượng này hiện hữu trong cuộc sống vì thế nguyên lý Padmashambhava có thể mang nền tảng Phật pháp vào Tây tạng.

Theo chiều hướng hữu thần ở Tây tạng. Tin vào bản ngã và Thượng đế như thực thể chia cách và quan niệm cố đạt đến những kinh đô cao hơn phải được hủy bỏ. Chúng phải được hủy diệt cũng như chúng ta đang ở đây.

Những tin tưởng nguyên sơ dựa vào sự chia cách bản ngã với vật thể sùng bái phải được hủy diệt, vì nếu quan niệm nhị nguyên không hủy diệt không thể có điểm tựa cho ra đời nền tảng Tantra. Nền tảng Tantra phát xuất từ bất hiện hữu niềm tin vào “ điều kia ” và “ điều này ”.

Giai đoạn Padmashambhava xuất hiện, người Tây tạng rất thô sơ và cứng đầu. Họ không tin vào triết lý hay diễn văn hùng biện của những học giả. Họ không xem sự thông tuệ của học giả là dạng thức bảo đảm vì truyền thống Bön đã vững chắc, dễ tiếp cận và lành mạnh đối với họ.

Người Tây tạng không tin những quan niệm triết học Padmashambhva truyền trao về vấn đề như bản chất phù du của thức… Đối với họ, những điều được đề xuất không đứng vững và xem những phân tích hợp lý và Phật học như những ẩn số.

Họ tin cuộc sống hiện hữu và cái “ tôi ” hiện hữu, cũng như tất cả hoạt động thường ngày trong cuộc sống như: Vắt sữa, làm việc đồng áng… Trang trại và đồng áng thật sự hiện hữu, những hoạt động thực tiển dính liền với họ là những hoạt động thiêng liêng, những Sadhana của tôi.

Theo quan kiến Bön. Những sự việc như thế hiện hữu vì tôi cần nuôi con cái, vắt sữa, trồng ngủ cốc, làm bơ, sữa… Tôi tin vào những thực tế đơn giản. Truyền thống Bön đặt nền tảng rút tỉa thức ăn từ đất để nuôi sống. Nó được xem như thiêng liêng vì nuôi dưỡng là những gì sống động.

Những sự việc đơn giản này hiện hữu. Đó là tôn giáo, là đức tin đối với truyền thống Bön. Sự đơn giản giống như trong truyền thống Mỹ da đỏ. Giết bò mộng là hành động sáng tạo vì điều này dùng để nuôi những ai đang đói. Đồng thời cho phép kiểm soát sự phát triển bầy đàn và duy trì cân bằng sinh thái.

Có đủ loại tiếp cận tương tự thể hiện cực kỳ lành mạnh và vững chắc trong nhận định. Có thể tự hỏi: “ Quốc gia này thật sự chín mùi để đón nhận minh triết Padmashambhava ; theo chiều hướngtin vào triết học sinh thái chứ không tin những triết học khác ”. Ðã có vài luật sư giáo pháp đại diện cho những người khác không mảy may có chút hiểu biết nào. Vì lý do này, chúng ta có thể tự vấn về cách tiếp cận văn hóa này.

Trong tổng thể, nó tượng trưng một vài tính liên tục nào đó. Có một tiếp cận nền tảng trong đó chúng ta nghĩ tất cả đều hiện hữu cho lợi ích mình. Ví dụ: “ Thân này cực kỳ quan trọng vì nó duy trì tâm thức. Tâm thức nuôi dưỡng thân và thân nuôi dưỡng tâm thức ”.

Có thể nhận định: “ Quả thật quan trọng để duy trì sự trao đổi thật lành mạnh cho lợi ích và rút ra kết luận. Phương tiện dễ dàng nhất thực hiện dự án tuyệt vời ; phải có sức khoẻ lành mạnh từ chiều hướng đơn giản nhất – Nuôi dưỡng thân. Sau đó, chỉ cần nhìn những gì trong tâm thức xuất hiện ”.

Nếu bao tử không trống, vậy có nhiều cơ may vui vẻ và có thể có tham vọng nghiên cứu những giáo huấn tâm lý thật sâu sắc hay những triết lý khác. Đồng thời tiếp cận truyền thống Bön: “ Giết con trâu Yack sẽ làm tăng sức mạnh tâm linh ”. Thân sẽ cứng rắn hơn. Ðồng nghĩa tâm thức sẽ mạnh hơn.

Người Mỹ da đỏ giết con bò mộng cũng cùng lý luận. Sự thể hiện của nó xem ra thật hữu lý. Tuyệt đối không thể xem là điên rồ vì cực kỳ lành mạnh, cực kỳ hiện thực và rất hợp tình hợp lý.

Ở đây mô hình được noi theo nếu đặt vào thực hành một cách trân trọng. Nó sẽ được tiếp nối và chúng ta đạt đến cứu cánh. Ðất nước này, liên quan đến hình thức tiếp cận này.

Nhiều người tôn vinh nghi lễ da đỏ đối kháng với nghi lễ người Mỹ Da Trắng. Theo quan kiến người Da Đỏ, bạn sở hữu đất xây dựng wigwam ( lều ở của người da đỏ ) và duy trì những quan hệ với con cái, cháu chít, hậu cháu chít…

Bạn tự chứng tỏ nhân cách và cá tính. Bạn không sợ hãi bất cứ đe dọa nào và tự phát triển những phẫm chất dũng sĩ. Sau đó tư duy: “ Làm sao cư xử với con cái, làm sao giáo huấn cho chúng tinh thần dân tộc. Giáo huấn chúng đàng hoàng và trở thành những công dân tốt ”. Những triết lý như thế không chỉ tìm thấy nơi Người da đỏ mà ngay cả người Celte, người Bắc âu vào trước công nguyên, kể cả người Hy Lạp và La Mã.

Chúng ta có thể tìm thấy trong quá khứ từ mọi quốc gia đã biết tôn giáo tiền Thiên chúa hay tiền Phật giáo đặt nền tảng trên sự phì nhiêu hay môi trường sinh thái. Như sự phong phú của người Do thái, người Celte, người Mỹ da đỏ hay những quốc gia khác…

Tiếp cận đặt vào tôn thờ tính phong phú quan hệ với đất đã tiếp nối đến ngày nay. Nó thật đẹp và mãnh liệt. Tôi mang ơn thật đậm đà và có thể trở thành môn đồ của triết lý như thế. Thật ra, tôi đã là một môn đồ. Tôi là môn đồ đạo Bön.

Tin vào đạo Bön vì tôi là người Tây tạng. Lòng nhiệt tình lớn lao làm tôi nghĩ đến chiều hướng khác nằm ngoài hệ thống tập trung duy nhất vào sự phong phú. Duy nhất hướng về thân thể. Hệ thống này tin thân sẽ nuôi dưỡng tâm thức được tỉnh thức cao hơn.

Tôi hướng đến tự truy vấn về tất cả những điều này. Nếu người ta đặt những câu hỏi như thế, không nhất thiết có nghĩa phải buông rơi những gì mình đã tin tưởng mình từ trước. Nếu chúng ta là môn đệ hay hành giả của đạo người da đỏ như thế không bắt buộc trở thành Người da trắng.

Vấn đề là: “ Làm sao nền tảng triết học bám được vào khía cạnh hiện thực tâm lý của cuộc sống ?. Chúng ta hiểu thực sự thế nào là thân ?. Thân là gì ?. Tâm thức là gì ?. Thân là những gì cần được nuôi dưỡng – Tâm thức là những gì cần theo dõi khi thân được nuôi dưỡng tử tế ”. Vậy nhu cầu thức ăn hợp thành thành phần cấu trúc tổng thể tâm thức.

Những gì ở đây, không phải chỉ có bổn phận nuôi dưỡng tử tế hay duy trì sức khoẻ. Không. Vấn đề đến từ niềm tin chia ly giữa “ tôi ” và “ điều này ”. Tôi hoàn toàn khác biệt với thức ăn của tôi và thức ăn của tôi không phải là tôi. Do đó, tôi cần tiêu thụ thức ăn để có thể trở thành thành phần của tôi.

Truyền thống Bön Tây tạng, hiện hữu tiếp cận huyền thoại nhằm vượt qua sự chia cách. Tiếp cận đặt nền tảng trên nguyên lý Advaita ( nguyên lý bất nhị ). Nhưng điều này, bạn không trở thành mảnh đất hay người sáng tạo trái đất. Bạn không thể giải quyết vấn đề riêng của mình.

Vài nghi lễ của Bön đã phản ảnh trình độ rất sơ khai về đức tin liên quan đến việc làm chủ sự chia cách. Với nhận định chúng ta phải tạo ra vật để tôn thờ rồi ăn, nhai và nuốt nó. Khi đã tiêu hóa, chúng ta phải tin hoàn toàn mình là Advaita bất nhị.

Nhắc lại một chút về Thiên chúa giáo trong lễ ban thánh thể. Trước tiên, có sự chia cách giữa bạn và Thượng đế hay giữa bạn và Con hay Thánh thể. Bạn và họ là những thực thể chia cách. Khi không nối liền với thịt và máu Chúa tượng trưng bằng vài vật thể được Thánh thể xâm nhập, không thể đạt đến sự hòa hợp đầy đủ.

Bạn không thể hòa hợp khi chưa ăn bánh và uống rượu ban phước. Bạn không thể trở thành sự hòa hợp nếu chưa hoàn thành điều này. Như thế chứng tỏ vẫn ở trong hành động chia cách. Có nghĩa ăn và uống là hủy diệt sự chia cách. Nhưng sự thật nền tảng chia cách vẫn hiện diện ; ví dụ khi đi vệ sinh có nghĩa bạn lại rơi vào chia cách. Và đây là vấn đề.

Tình cảm trở thành một đặt nền tảng hành động tham gia vào nghi thức trong hiện tại. “ Để chuyển hóa thành một với hiện thực, phải từ khước hy vọng và thực hiện như nhất với hiện thực ”.

Nói cách khác, hiện hữu “ cái kia ” – “ cái này ” tương đối và vượt ra ngoài tôi. Từ khước hy vọng vì không bận rộn muốn biết “ cái này ” hay “ cái kia ” hiện hữu và không hy vọng chính là điểm khởi hành của quá trình thành tựu.

Lúc ngồi máy bay ở chuyến đi Denver và Boston. Tôi kinh ngạc khi nhìn thấy một cảnh ngoạn mục – Đây là cái nhìn – nếu bạn thích nói như thế. Ngoài khoang máy bay, xuất vòng ánh sáng phản chiếu những vầng mây và một cầu vòng không ngừng đuổi theo chúng tôi.

Giữa vòng ánh sáng xa thẳm có cái gì đó giống như củ đậu phộng nhỏ – một cái bóng thật nhỏ. Càng xuống gần đám mây. Chúng tôi thấy củ đậu phộng chính là bóng chiếc máy bay bao quanh bởi chiếc cầu vòng.

Thật tuyệt diệu. Thật kỳ lạ. Xuống càng gần những đám mây hơn, cái bóng càng lớn. Quả thật tuyệt diệu. Chúng tôi đáp xuống gần những đám mây hơn và nhận ra đó là bóng của máy bay – đuôi đằng trước với đôi cánh. Thế rồi, đột nhiên tất cả đều tan biến.

Kết thúc cái nhìn gợi những ngày mù sương nhìn thấy quầng sáng quanh mặt trăng. Giây phút nào đó chợt hiểu rằng mình không nhìn mặt trăng mà trăng đang nhìn mình . Những gì thấy phản chiếu trên vầng mây không gì khác hơn bóng của máy bay. Quả thật ngơ ngác. Ai quan sát ai ?. Ai lừa ai ?.

Như thế tiếp cận Trí Huệ Điên nhằm từ khước mọi hy vọng. Thực sự không tồn tại bất cứ hy vọng khám phá ai hay cái gì đã làm gì, làm sao những sự việc vận hành. Từ bỏ tham vọng đặt lại vị trí của những mảnh vụn trò chơi ghép hình ( puzzle ).

Tuyệt đối từ bỏ ; quăng nó lên cao, vào lò sưởi hay thùng rác. Từ khước hy vọng, từ khước cái hy vọng quí báu không hề tồn tại bất cứ lối thoát nào ( không hy vọng hay mong chờ ). Gống như cố khám phá ai là người kiểm soát thân tâm. Ai sở hữu quan hệ gần gủi nhất với Thượng đế hay quan hệ chật hẹp với sự thật như những nhà Phật học từng nói.

Những Phật tử nói đức Phật nắm sự thật vì ngài không tin vào Thượng đế. Ngài khám phá sự thật hoàn toàn tự do vượt khỏi hình bóng Thượng đế. Trong khi những nhà Thiên chúa giáo hay hữu thần lại cho rằng: “ Sự thật hiện hữu vì có một đấng sáng tạo ra sự thật ! ”.

Chúng ta không hiểu gì cả và không có cơ hội để hiểu. Tìm cách hiểu hay khám phá đồng nghĩa không hy vọng. Cuối cùng không có mảy may nào gọi là khám phá hay sáng tạo chút hy vọng nào đó. Nếu sáng tạo được một khám phá chúng ta sẽ không hạnh phúc về sau. Nếu thành công sẽ biết rằng đã tự lừa mình khi rõ biết dạng trò chơi bí mật nào đó giữa “ tôi ” và “ điều này ”.

Như vậy phương pháp giới thiệu Trí Huệ Điên của Padmashambhava nhằm từ khước hy vọng. Hoàn toàn từ bỏ hy vọng. Không một ai an ủi, không có bất cứ ai cứu giúp.

Ngay cả nhận định muốn tìm lại nguồn gốc và lý luận tiềm tàng Trí Huệ Điên cũng hoàn toàn vô hy vọng. Vì không có nội dung nên không có hy vọng. Cũng không có nỗi sợ. Nhưng tốt nhất là chúng ta không nên nói quá nhiều về nó.

Đức Chogyam Trungpa Rinpoche